Thông tin tài liệu:
CÁC TƯ THÊ DÙNG CÔN NHỊ KHÚCDùng côn nhị khúc có nhiều tư thế thao diễn khác nhau. Nói tư thế có nghĩa là, trong lúc đối phó với địch thủ, ta cầm côn trong 1 hình thức tựnhiên mà có thể phòng thủ và tấn công 1 cách hữu hiệu nhất.Tư thế thường dùng của côn nhị khúc có 4 loại là :1. Song Thủ Kích Thiên ( Hai tay chống trời ) _ Hình 22. Điểu Long Phiên Đằng ( Chim rồng bay lượn ) _ Hình 33. Bạch Xà Thổ Tín ( Con rắn trắng thè lưỡi)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DẠY DÙNG CÔN NHỊ KHÚC Chương 1 CÁC TƯ THÊ DÙNG CÔN NHỊ KHÚC Dùng côn nhị khúc có nhiều tư thế thao diễn khác nhau. Nói tư thế có nghĩa là, trong lúc đối phó với địch thủ, ta cầm côn trong 1 hình thức tựnhiên mà có thể phòng thủ và tấn công 1 cách hữu hiệu nhất. Tư thế thường dùng của côn nhị khúc có 4 loại là : 1. Song Thủ Kích Thiên ( Hai tay chống trời ) _ Hình 2 2. Điểu Long Phiên Đằng ( Chim rồng bay lượn ) _ Hình 3 3. Bạch Xà Thổ Tín ( Con rắn trắng thè lưỡi) _ Hình 4 4. Tô Tần Bố Kiếm ( Tô Tần Vác Kiếm ) _ Hình 5 Trong thực tế thì 2 thế Song Thủ Kích Thiên và Điểu Long Phiên Đằng là được sử dụng nhiều nhất . H.2 Thế Song Thủ Kích Thiên H.3 Thế Điểu Long Phiên Đằng H.4 Thế Bạch Xà Thổ Tín H.5 Thế Tô Tần Bối Kiếm Chương 2 CÁC THẾ VẬN ĐỘNG CHUẨN BỊ CỦA CÔN NHỊ KHÚC Thông thường người ta đột nhiên vận động với một cường độ khá lớn thì thân thể sẽ không thích ứng được . Vì vậy , trước khi tập luyện cônnhị khúc bạn nên thực hiện một số động tác chuẩn bị như sau : Động tác 1 : Tàng Long Ngọa Hổ Động tác 2 : Tả Dao Hữu Bãi Động tác 3 : Lưc Bạt Sơn Hà Động tác 4 : Chiêm Tiền Cố Hậu Động Tác 1 : Tàng Long Ngọa Hổ Ngồi dưới đất , 2 chân xoạc ra hết sức, dùng côn nhị khúc móc vào một bàn chân , hai tay dùng hết sức kếo côn , thân trên cúi gập ngườixuống phía trước hết mức , phần trán chạm vào đầu gối thì hơi dừng lại, sau đó trở về tư thế ngồi ban đầu, hoán đổi bên trái bên phải mà tập luyện. ( Hình 6). H.6 Động Tác 2 : Tả Dao Hữu Bãi Gập 2 khúc côn lại , dùng 1 tay cầm duỗi ra phía trước, cao ngang vai . Chuyển động khớp cổ tay ( lắc cổ tay ) qua phải qua trái, lấy độngtác lắc hết cỡ làm chuẩn , không hạn định số lần, hết sức thì dừng. Cách tập 2 tay giống nhau . ( Hình 7) . H.7 Động Tác 3 : Lực Bạt Sơn Hà 2 chân đứng mở ra, 2 tay nắm 2 đầu côn đưa lên cao quá đầu. Tay phải dùng sức kéo côn dẫn động thân mình nghiêng qua bên phải hếtsức ( đầu gối phải không được cong ). Hơi dừng lại , trở về tư thế cũ . Tiếp theo nghiêng người bên trái , cách tập giống như bên phải ( Hình 8 , Hình 9 ). H.8 H.9 Động Tác 4 : Chiêm Tiền Cố Hậu Hai chân đứng dang ra thành thế kỵ mã, 2 tay cầm 2 đầu côn đưa ra phía trước người. Tay phải dùng sức kéo động côn dẫn động thânmình quay qua phải vặn người ra phía sau hết sức ( đầu và mắt theo động tác xoay người nhìn ra hướng phía sau ), hơi dừng lại rối trở về tư thếcũ. Sau đó , xoay qua trái, cũng giống như vậy ( Hình 10, Hình 11 ) H.10 H.11 Chương 3 CÔN PHÁP CÔN NHỊ KHÚC ĐƠN VÀ ĐÔI Bạn mới tập luyện côn nhị khúc cần phải tuần tự tiến hành tập luyện, xin đừng quá nóng nảy mà phải luyện từng động tác cho thật chính xác.Sau khi đã tập luyện nhuần nhuyễn từng động tác một, mới kết hợp thành nguyên bài côn pháp và tập luyện để tăng cường tính liên tục các độngtác và cách biến hóa để có thể phát huy được cách phòng thủ và cách tấn công của bộ côn pháp này, đồng thời từng bước di chuyển cũng phải tậpluyện rất kĩ để có thể thích nghi trong chiến đấu thực tế. Suốt quá trình tập luyện phải nắm vững tốc độ, sự thăng bằng, thời gian tập luyện và điểmtấn công phải đánh thật chính xác, đó là điều quan trọng nhất của côn nhị khúc. CÔN PHÁP CÔN NHỊ KHÚC ĐƠN ( ...