Dạy học môn sinh học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.16 MB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích đặc điểm chính của chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó xác định một số phương pháp dạy học đặc thù môn sinh học. Để minh họa cho cách phân tích, hiểu và cụ thể hóa yêu cầu cần đạt tiền đề cho thiết kế và triển khai hoạt động dạy học từng chủ đề nội dung bài viết đã dẫn chứng một số ví dụ cụ thể. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học môn sinh học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 40-43; 63 DẠY HỌC MÔN SINH HỌC TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Đinh Quang Báo - Phan Thị Thanh Hội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 10/06/2018; ngày sửa chữa: 15/06/2018; ngày duyệt đăng: 05/07/2018. Abstract: The article analyzes the main characteristics of the New General Education Program and thereby identifies some specific teaching methods for Biology. To illustrate the analysis, understanding and concretization of the objectives for the design and implementation of teaching content topics, the article proposes a number of examples. These examples explain the process of activating a curriculum text in a general logic: Analyzing of the general education curriculum → Subject curriculum → Content Topics → Objectives → Teaching methods and techniques. In this logic, illustrative examples transform the verb which expresses the objectives into an operational process which students acquire knowledge and essential skills and competencies. This teaching process develops professional competency that can be generalized by the formula: Competence = Knowledge + Skills + Values + Case study. Keywords: Competency, objective, action, action verb. 1. Mở đầu Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới có các điểm chính như: 1) Định hướng phát triển năng lực người học, điều này yêu cầu người giáo viên (GV) cần phải biết cách lựa chọn phương pháp dạy học (PPDH), cách đánh giá kết quả giáo dục đáp ứng mục tiêu hiện thực hóa yêu cầu cần đạt thành và chuẩn đầu ra của chương trình, nghĩa là cần xem mục tiêu và chuẩn đầu ra là bản thiết kế, còn người dạy là người đọc bản vẽ thiết kế và thi công làm ra sản phẩm là nhân cách học sinh (HS); 2) Chương trình và sách giáo khoa (SGK) theo định hướng tích hợp và phân hóa. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng mới và qua đó phát triển được các năng lực (NL) cần thiết, đặc biệt là NL giải quyết vấn đề. Dạy học phân hóa là định hướng dạy học trong đó GV tổ chức dạy học tùy theo đối tượng HS, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của HS; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi HS; 3) Chương trình được thiết kế theo hai giai đoạn: giáo dục cơ bản 9 năm ở trung học cơ sở và giáo dục định hướng nghề nghiệp 3 năm ở trung học phổ thông. Giai đoạn giáo dục cơ bản HS được học một hệ thống trọn vẹn về tri thức phổ thông nền tảng; sự tích hợp chặt chẽ nội dung ở các lĩnh vực khoa học nhằm trang bị cho HS các kiến thức, kĩ năng cốt lõi và các nguyên lí khoa học mang tính khái quát về bản chất sự 40 vật, hiện tượng khách quan, phát triển được các NL chung cho người học; giai đoạn giáo dục THPT sẽ phân hoá sâu đảm bảo cho HS tiếp cận nghề nghiệp phục vụ trực tiếp cho học nghề, học các chuyên ngành cụ thể ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học; 4) Thực hiện cơ chế một chương trình quốc gia, nhiều bộ SGK, điều này nếu GV biết cách lựa chọn thông tin sẽ là cơ hội cho việc đổi mới giáo dục; đổi mới PPDH; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; 5) Kiểm tra, đánh giá và thi cử theo định hướng đánh giá NL, đòi hỏi phải đổi mới PPDH theo hướng phát triển NL; liên tục tổ chức điều chỉnh quá trình giáo dục để khắc phục được những hiện tượng như “ngồi nhầm lớp”, “nhầm cấp học”, “chọn nhầm nghề”; khi đánh giá không yêu cầu học thuộc mà phải biết gia công trí tuệ thông tin thu được, đặc biệt đánh giá tư duy phê phán, tư duy phản biện sẽ kích thích hứng thú học tập của HS, tạo một môi trường học tập dân chủ, sáng tạo [1]. Để hiện thực hóa Chương trình GDPT mới, GV, HS và nhà trường cần có những nỗ lực trong đổi mới chuyên môn, quản lí. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số ví dụ minh họa cho việc GV biết phân tích chương trình, đọc được bản thiết kế yêu cầu cần đạt để tổ chức dạy học môn Sinh học đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Chương trình môn Sinh học Theo Dự thảo Chương trình môn Sinh học, mục tiêu góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu, NL chung và NL chuyên môn. Môn Sinh học vừa VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 40-43; 63 phát triển các phẩm chất ở HS như tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; phát triển NL tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ sinh học, bao gồm NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi, khám phá tự nhiên và NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thông qua việc hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của môn Sinh học đã được học ở giai đoạn giáo dục cơ bản. Chương ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học môn sinh học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 40-43; 63 DẠY HỌC MÔN SINH HỌC TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Đinh Quang Báo - Phan Thị Thanh Hội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 10/06/2018; ngày sửa chữa: 15/06/2018; ngày duyệt đăng: 05/07/2018. Abstract: The article analyzes the main characteristics of the New General Education Program and thereby identifies some specific teaching methods for Biology. To illustrate the analysis, understanding and concretization of the objectives for the design and implementation of teaching content topics, the article proposes a number of examples. These examples explain the process of activating a curriculum text in a general logic: Analyzing of the general education curriculum → Subject curriculum → Content Topics → Objectives → Teaching methods and techniques. In this logic, illustrative examples transform the verb which expresses the objectives into an operational process which students acquire knowledge and essential skills and competencies. This teaching process develops professional competency that can be generalized by the formula: Competence = Knowledge + Skills + Values + Case study. Keywords: Competency, objective, action, action verb. 1. Mở đầu Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới có các điểm chính như: 1) Định hướng phát triển năng lực người học, điều này yêu cầu người giáo viên (GV) cần phải biết cách lựa chọn phương pháp dạy học (PPDH), cách đánh giá kết quả giáo dục đáp ứng mục tiêu hiện thực hóa yêu cầu cần đạt thành và chuẩn đầu ra của chương trình, nghĩa là cần xem mục tiêu và chuẩn đầu ra là bản thiết kế, còn người dạy là người đọc bản vẽ thiết kế và thi công làm ra sản phẩm là nhân cách học sinh (HS); 2) Chương trình và sách giáo khoa (SGK) theo định hướng tích hợp và phân hóa. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng mới và qua đó phát triển được các năng lực (NL) cần thiết, đặc biệt là NL giải quyết vấn đề. Dạy học phân hóa là định hướng dạy học trong đó GV tổ chức dạy học tùy theo đối tượng HS, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của HS; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi HS; 3) Chương trình được thiết kế theo hai giai đoạn: giáo dục cơ bản 9 năm ở trung học cơ sở và giáo dục định hướng nghề nghiệp 3 năm ở trung học phổ thông. Giai đoạn giáo dục cơ bản HS được học một hệ thống trọn vẹn về tri thức phổ thông nền tảng; sự tích hợp chặt chẽ nội dung ở các lĩnh vực khoa học nhằm trang bị cho HS các kiến thức, kĩ năng cốt lõi và các nguyên lí khoa học mang tính khái quát về bản chất sự 40 vật, hiện tượng khách quan, phát triển được các NL chung cho người học; giai đoạn giáo dục THPT sẽ phân hoá sâu đảm bảo cho HS tiếp cận nghề nghiệp phục vụ trực tiếp cho học nghề, học các chuyên ngành cụ thể ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học; 4) Thực hiện cơ chế một chương trình quốc gia, nhiều bộ SGK, điều này nếu GV biết cách lựa chọn thông tin sẽ là cơ hội cho việc đổi mới giáo dục; đổi mới PPDH; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; 5) Kiểm tra, đánh giá và thi cử theo định hướng đánh giá NL, đòi hỏi phải đổi mới PPDH theo hướng phát triển NL; liên tục tổ chức điều chỉnh quá trình giáo dục để khắc phục được những hiện tượng như “ngồi nhầm lớp”, “nhầm cấp học”, “chọn nhầm nghề”; khi đánh giá không yêu cầu học thuộc mà phải biết gia công trí tuệ thông tin thu được, đặc biệt đánh giá tư duy phê phán, tư duy phản biện sẽ kích thích hứng thú học tập của HS, tạo một môi trường học tập dân chủ, sáng tạo [1]. Để hiện thực hóa Chương trình GDPT mới, GV, HS và nhà trường cần có những nỗ lực trong đổi mới chuyên môn, quản lí. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số ví dụ minh họa cho việc GV biết phân tích chương trình, đọc được bản thiết kế yêu cầu cần đạt để tổ chức dạy học môn Sinh học đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Chương trình môn Sinh học Theo Dự thảo Chương trình môn Sinh học, mục tiêu góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu, NL chung và NL chuyên môn. Môn Sinh học vừa VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 40-43; 63 phát triển các phẩm chất ở HS như tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; phát triển NL tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ sinh học, bao gồm NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi, khám phá tự nhiên và NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thông qua việc hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của môn Sinh học đã được học ở giai đoạn giáo dục cơ bản. Chương ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học môn sinh học Chương trình giáo dục phổ thông Giáo dục phổ thông mới Phương pháp dạy học môn Sinh Hoạt động dạy học cho học sinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 273 0 0
-
5 trang 196 0 0
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật của giáo viên trung học phổ thông
3 trang 191 7 0 -
132 trang 165 0 0
-
Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực
8 trang 146 0 0 -
13 trang 139 0 0
-
Xây dựng khung đánh giá năng lực tự học môn Tin học của học sinh trung học phổ thông
13 trang 137 0 0 -
153 trang 137 0 0
-
5 trang 113 0 0
-
11 trang 111 0 0