Danh mục

Dạy học sinh học theo phương pháp 'bàn tay nặn bột' nhằm phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 559.48 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nội dung bài viết này, trên cơ sở nghiên cứu dạy học theo phương pháp BTNB, bước đầu vận dụng thực tiễn trong dạy học Sinh học Trung học Cơ sở (THCS) nhằm rèn luyện phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học sinh học theo phương pháp “bàn tay nặn bột” nhằm phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ DẠY HỌC SINH HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐINH KHÁNH QUỲNH Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Email: quynhdk.dk@gmail.com Tóm tắt: Với mục tiêu phát triển năng lực khám phá tự nhiên, có thể ứng dụng nhiều mô hình/phương pháp dạy học như mô hình dạy học trải nghiệm của D. Kolb, chu trình học 5E, dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học bằng bàn tay nặn bột… Với những phương pháp/mô hình này trong quá trình thực hiện, người học thường phải trải qua các giai đoạn tương ứng với các tiêu chí/kỹ năng thành tố của năng lực khám phá tự nhiên (NL KPTN). Trong nội dung bài báo này, trên cơ sở nghiên cứu dạy học theo phương pháp BTNB, chúng tôi bước đầu vận dụng thực tiễn trong dạy học Sinh học Trung học Cơ sở (THCS) nhằm rèn luyện phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh. Từ khóa: Phương pháp bàn tay nặn bột, năng lực, năng lực khám phá tự nhiên.1. MỞ ĐẦU Phương pháp bàn tay nặn bột (BTNB) là phương pháp dạy học tích cực, dựa trên quanđiểm dạy học theo thuyết kiến tạo. Quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thứctích cực, tự lực của học sinh (HS) để kiến tạo kiến thức cho mình. Mục tiêu của phương pháp là HS chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kỹ thuậtđược thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Phương pháp BTNB đầu tiên làmột chiến lược dạy học sau đó phát triển thành phương pháp dạy học trên sự tìm tòi nghiên cứu,thích hợp cho việc giảng giải các môn khoa học nói chung và đặc biệt là môn Sinh học ở THCS.2. NỘI DUNG2.1. Phương pháp Bàn tay nặn bột2.1.1. Cơ sở khoa học của phương pháp bàn tay nặn bột Theo Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016) [2] Phương pháp dạy học “Bàn taynặn bột” (BTNB), tiếng Pháp là La main à la pâte viết tắt là Lamap; tiếng Anh là Hands- on,là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi – nghiên cứu, áp dụng choviệc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Tiến trình dạy học theo Lamap được xây dựng dựa trên sự tìm tòi nghiên cứu. Dạy họckhoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu là một phương pháp dạy và học khoa học xuất phát từ sựhiểu biết về cách thức học tập của HS, bản chất của nghiên cứu khoa học và sự xác định cáckiến thức khoa học cũng như kỹ năng mà HS cần nắm vững. Tiến trình dạy học Lamap được xây dựng dựa trên sự kết hợp của: - Dạy học giải quyết vấn đề. - Dạy học định hướng hành động. - Thuyết kiến tạo. 260BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 12.1.2. Tiến trình tổ chức dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột [3] Phương pháp BTNB đề xuất một tiến trình sư phạm ưu tiên xây dựng những tri thức(hiểu biết, kiến thức) bằng quan sát, thực nghiệm và thảo luận. HS tự mình thực hiện các thínghiệm, các suy nghĩ và thảo luận để hiểu được các kiến thức cho chính mình. - Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do GV chủ động đưara như là một cách dẫn nhập vào bài học. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học (haymôđun kiến thức mà HS sẽ được học). - Pha 2: Hình thành câu hỏi của học sinh (bộc lộ quan niệm ban đầu của HS). Làm bộc lộ quan niệm ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi của HS là pha quantrọng, đặc trưng của phương pháp BTNB. Từ những quan niệm ban đầu của HS, GV giúp HSđề xuất các câu hỏi. Chú ý xoáy sâu vào những quan niệm liên quan đến kiến thức trọng tâmcủa bài học (hay mô đun kiến thức). - Pha 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm. Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS, đề nghị các em đề xuất các giảthuyết và thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu để để kiểm chứng các giảthuyết nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Sau khi HS đề xuất được phương án thựcnghiệm tìm tòi - nghiên cứu, GV nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành phương án vớicác dụng cụ đã chuẩn bị sẵn. - Pha 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu. Từ các phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu mà HS nêu ra, GV khéo léo nhậnxét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để HS tiến hành nghiêncứu. Các thí nghiệm được tiến hành lần lượt tương ứng với từng môđun kiến thức. - Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. Sau khi thực hiện thực nghiệm tìm tò ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: