Danh mục

Dạy-học Tiếng Anh theo hướng tích cực - nhân tố quan trọng để tạo nên lớp học hạnh phúc

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.41 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về dạy-học tiếng Anh theo hướng tích cực - nhân tố quan trọng để đạt đến lớp học hạnh phúc, nơi mà người học, người dạy và những người có liên quan cảm thấy hạnh phúc trong suốt quá trình hoạt động để đạt được kết quả mong muốn. Đó cũng là đích đến của quá trình dạy-học tiếng Anh trong nhà trường hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy-học Tiếng Anh theo hướng tích cực - nhân tố quan trọng để tạo nên lớp học hạnh phúc DẠY-HỌC TIẾNG ANH THEO HƯỚNG TÍCH CỰC - NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ TẠO NÊN LỚP HỌC HẠNH PHÚC Hồ Trịnh Quỳnh Thư1 Đoàn Phan Anh Trúc2 Tóm tắt: Dạy học tích cực đã và đang trở thành xu hướng tiếp cận của giáo dục hiện nay trên toàn thế giới. Dạy học tích cực xây dựng các mô hình lớp học hạnh phúc, ở đó vai trò của người dạy và người học đã được thay đổi. Người học không còn tiếp thu kiến thức một cách thụ động qua một kênh duy nhất là người dạy như trước đây mà họ có thể tìm thấy thông tin họ cần qua nhiều kênh khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi bàn về dạy-học tiếng Anh theo hướng tích cực - nhân tố quan trọng để đạt đến lớp học hạnh phúc, nơi mà người học, người dạy và những người có liên quan cảm thấy hạnh phúc trong suốt quá trình hoạt động để đạt được kết quả mong muốn. Đó cũng là đích đến của quá trình dạy-học tiếng Anh trong nhà trường hiện nay. Từ khoá: Dạy-học tích cực, Lớp học hạnh phúc, Đổi mới, Dạy-học tiếng Anh, Người học làm trung tâm 1. Mở đầu Việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giảng dạy tiếng Anh ở các bậc học nói riêng đã được bàn thảo nhiều trong những năm qua, và cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp 4.0 đòi hỏi người dạy và người học cần nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy-học để người học có thể đạt được đích mong đợi, cũng như người học tiếng Anh đạt đích giao tiếp tiếng Anh hiệu quả dưới hình thức nói lẫn viết. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến người dạy trong lớp giảng dạy tiếng Anh cần nâng cao vai trò của mình trong việc xây dựng môi trường lớp học tích cực, tạo dựng hình ảnh qua cách hành xử tốt và đúng đắn trong lớp học, kết hợp vận dụng phương pháp dạy-học tích cực theo hướng phát triển năng lực người học. Người học cần được tạo điều kiện thuận lợi nhất trong lớp học để có tâm thái học tập tốt, loại bỏ những rào cản cả khách quan lẫn chủ quan để tự tin và bản lĩnh phát huy tính năng động, độc lập và sáng tạo. Bên cạnh đó, người học cần nhận thức vai trò chủ đạo của mình trong quá trình dạy-học: mưu cầu kiến thức, tự khám phá, tự tìm kiếm kiến thức. Dạy-học tích cực và lớp học hạnh phúc đính kết như móc xích tương quan trong 1. TS, Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Quảng Nam. 2. ThS, Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Quảng Nam. 110 HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ - ĐOÀN PHAN ANH TRÚC quá trình dạy-học. Dạy-học tích cực sẽ mang đến các lớp học hạnh phúc, đồng thời lớp học hạnh phúc là sản phẩm, kết quả phản ánh quá trình dạy-học tích cực. 2. Nội dung 2.1. Quan niệm về dạy-học 2.1.1. Quan niệm về dạy-học truyền thống Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình giáo dục truyền thống tuỳ thuộc vào từng nền văn hoá khác nhau ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi xem dạy-học truyền thống là quá trình dạy-học lấy người dạy làm trung tâm, ở đó, người dạy giữ vai trò “thống trị”. Dạy-học truyền thống diễn ra chủ yếu theo phương thức truyền thụ kiến thức một chiều từ người dạy sang người học. Nội dung kiến thức chủ yếu là những kinh nghiệm, kỹ năng, chuẩn mực đạo đức và hành vi xã hội được cho là cần thiết đối với người học [4]. Người học theo mô hình này hoàn toàn bị áp đặt, họ tiếp nhận thụ động những kiến thức được tích hợp trong sách thông qua các hoạt động truyền đạt của người dạy. Trong môi trường dạy-học truyền thống, mọi thứ đã được sắp xếp theo quy chuẩn từ chương trình, nội dung đến trật tự lớp học; người học phải tuân theo và không được phép thay đổi chúng. Mô hình dạy-học truyền thống phù hợp với điều kiện đời sống xã hội chậm phát triển, ít thay đổi; ở đó, tương lai có thể được dự báo dựa trên kinh nghiệm và quan sát quá khứ hiện tại. Tuy nhiên, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tốc độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ phá vỡ tư duy dựa vào kinh nghiệm trước đây. Nó đòi hỏi con người phải liên tục cập nhật kiến thức, thay đổi nhận thức, năng động để thích ứng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Vì vậy, hoạt động dạy-học cũng phải thay đổi theo hướng hiện đại hơn, năng động hơn, tích cực hơn. 2.1.2. Quan niệm về dạy-học tích cực Bàn về quan niệm dạy-học trong thời đại công nghệ thông tin, tác giả Đặng Xuân Hải (2019) nêu quan niệm về học và dạy như sau. “Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanh.” Và “dạy là việc giúp cho người học tự chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi tình cảm, thái độ, có khả năng thực hiện những yêu cầu của cuộc sống dựa trên năng lực bản thân.” [5, tr.5] Như vậy, dạy-học không đơn thuần là việc truyền thụ kiến thức hay cung cấp thông tin từ người dạy sang người học mà người học phải tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng cần thiết thông qua sự hướng dẫn, trợ giúp của người dạy. Qua cách tiếp cận này, người học không chỉ có được thông tin học thuật, kỹ năng nghề nghiệp mà còn được trang bị và phát triển các kỹ năng sống như tình thần lạc quan, tính dũng cảm, kiên cường, có chính kiến, biết quan tâm,… Đây được xem là dạy-học tích cực. AbuShaheen (2015) định nghĩa dạy-học tích cực là trang bị, rèn luyện sự khoẻ mạnh, mang lại hạnh phúc cho người học và các lực lượng khác. Dạy-học tích cực hướng đến thái độ tích cực của người học, cha mẹ người học và người dạy. Nói cách khác, đây 111 DẠY - HỌC TIẾNG ANH THEO HƯỚNG TÍCH CỰC... là mối quan hệ tích cực giữa ba bên trong quá trình dạy-học [1]. 2.2. Lớp học hạnh phúc Theo Aristotle, hạnh phúc là mục tiêu cuối cùng của giáo dục [6]. Dạy-học tích c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: