Danh mục

Dạy học vật lí theo quan điểm của Lamap nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.28 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo phân tích kết quả vận dụng tiến trình đã đề xuất trong dạy học chủ đề các hình thức truyền nhiệt (Vật lí lớp 8) với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học sơ sở. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi của việc thiết kế hoạt động dạy học dựa trên tiến trình dạy học theo Lamap đối với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học vật lí theo quan điểm của Lamap nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinhJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0178Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 226-234This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẠY HỌC VẬT LÍ THEO QUAN ĐIỂM CỦA LAMAP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH Nguyễn Thị Thủy1 và Đỗ Hương Trà2 1 Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hải Phòng 2 Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dựa trên sự phân tích các nguyên tắc về tiến trình sư phạm của Lamap, và đặc điểm của dạy học vật lí, nghiên cứu đưa ra tiến trình dạy học vật lí theo Lamap: đó là tiến trình giải quyết vấn đề và ra quyết định của học sinh khi học sinh tiếp nhận tình huống thực có ý nghĩa, để thực hiện liên tiếp các hành động nghiên cứu khoa học nhằm tiếp nhận kiến thức và vận hành kiến thức, qua đó năng lực giải quyết vấn đề được hình thành và phát triển. Bài báo phân tích kết quả vận dụng tiến trình đã đề xuất trong dạy học chủ đề các hình thức truyền nhiệt (Vật lí lớp 8) với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học sơ sở. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi của việc thiết kế hoạt động dạy học dựa trên tiến trình dạy học theo Lamap đối với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở người học. Từ khóa: Lamap, năng lực giải quyết vấn đề, tiến trình dạy học, năng lực, hoạt động tìm tòi khám phá.1. Mở đầu Cuộc sống đang biến động và thay đổi từng ngày, đòi hỏi nhà trường phải đào tạo ra nhữngcon người có năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộcsống. Hình thành và bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) trở thành yêu cầu cấp báchcủa tất cả các quốc gia. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu công bố lí thuyết về cách GQVĐ nhưPolya (1973), chương trình đánh giá Pisa ATC21S [1, 8, 14]. Mỗi lí thuyết đưa ra có mục đíchứng dụng và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về vấn đề này[2, 7]. Nghiên cứu về NLGQVĐ và vận dụng trong dạy học cũng được nhiều tác giả quan tâmnhư Nguyễn Thị Lan Phương đã đề xuất cấu trúc, chuẩn đánh giá NLGQVĐ và quy trình đánhgiá NLGQVĐ ở trường phổ thông [10]. Các nghiên cứu cụ thể trong dạy học vật lí đã đề xuất cácthành tố của NLGQVĐ trong dạy học vật lí lí với đặc thù của môn khoa học thực nghiệm [6]. Tuy nhiên, vấn đề vẫn cần được đặt ra là lựa chọn những quan điểm, chiến lược dạy họcphù hợp để có thể phát huy tối đa khả năng của người học và đưa họ vào hoạt động tìm tòi khámphá khoa học nhằm hình thành và bồi dưỡng năng lực GQVĐ trong dạy học vật lí. Do vậy, chúngtôi nghiên cứu các nguyên tắc về tiến trình sư phạm của Lamap, đặc điểm của dạy học vật lí để đềNgày nhận bài: 17/7/2016. Ngày nhận đăng: 14/9/2016.Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Thủy, địa chỉ e-mail: thuylytunhien@gmail.com226 Dạy học Vật lí theo quan điểm của Lamap nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinhxuất tiến trình dạy học Vật lí theo Lamap, từ đó nghiên cứu thực nghiệm dạy học chủ đề Các hìnhthức truyền nhiệt để đánh giá việc phát triển NLGQVĐ cho HS lớp 8 ở trường THCS Quán Toan,thành phố Hải Phòng.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tiến trình dạy học vật lí theo Lamap Với mục tiêu dạy học vật lí phải trở thành niềm vui, niềm say mê trong học tập và nghiêncứu khoa học. Chúng tôi nghiên cứu 2 vấn đề sau: Thứ nhất, nghiên cứu và phân tích 10 nguyên tắc của Lamap, đặc biệt là các nguyên tắc vềtiến trình sư phạm cần được tuân thủ trong dạy học bởi nó đặc trưng cho hoạt động tìm tòi nghiêncứu của chính người học [7, 11-13, 15]. Việc nghiên cứu một chủ đề hay một bài học sẽ bắt đầutừ việc người học phát hiện ra vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ môn học hoặc liên môn học.Giai đoạn tiếp theo là giải quyết vấn đề đặt ra thông qua nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn do ngườihọc tiến hành. Giai đoạn cuối sẽ là đánh giá việc giải quyết vấn đề, và trên cơ sở đó nảy sinh vấnđề mới cần giải quyết. Thứ hai, nghiên cứu phân tích đặc điểm của dạy học vật lí ở trường THCS, trong đó hoạtđộng học là hoạt động phát hiện và GQVĐ vật lí gắn với thực tiễn, gắn với khoa học kĩ thuật đờisống. Để xây dựng các tình huống có chứa đựng vấn đề của vật lí cần xuất phát từ nhu cầu của HSvà nhu cầu của xã hội. Để kiểm tra giả thuyết trong dạy học vật lí cần tiến hành với các cách thứckhác nhau như quan sát các thí nghiệm vật lí, các hiện tượng tự nhiên, các thiết bị, máy móc; thiếtkế các thí nghiệm từ vật dụng đơn giản; tìm phương án chứng minh từ sách giáo khoa, internet, hỏiý kiến của bố mẹ, thầy cô; thiết kế các mô hình đơn giản. Từ hai phân tích trên chúng tôi cụ thể hóa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: