Danh mục

Day huyệt chống táo bón

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.16 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Day huyệt chống táo bónTáo bón là tình trạng, người bình thường thỉnh thoảng cũng gặp phải. Để phòng chống táo bón, có thể dùng cách day ấn huyệt thiên khu. Công dụng của thiên khu? Hiếm có ai trong đời lại không có một lần mắc chứng táo bón, thậm chí bệnh trở thành "kinh niên", nhất là ở người có tuổi. Khi mắc phải tình trạng này, mỗi lần đi vệ sinh người bị táo bón hãy hết sức bình tĩnh và tiến hành một thao tác rất đơn giản làday bấm huyệt thiên khu, một huyệt vị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Day huyệt chống táo bón Day huyệt chống táo bón Táo bón là tình trạng, người bình thường thỉnh thoảng cũng gặp phải. Để phòngchống táo bón, có thể dùng cách day ấn huyệt thiên khu. Công dụng của thiên khu? Hiếm có ai trong đời lại không có một lần mắc chứng táo bón, thậm chí bệnhtrở thành kinh niên, nhất là ở người có tuổi. Khi mắc phải tình trạng này, mỗi lần đivệ sinh người bị táo bón hãy hết sức bình tĩnh và tiến hành một thao tác rất đơn giản làday bấm huyệt thiên khu, một huyệt vị nếu được tác động đúng sẽ có công năng thôngtiện hết sức đặc biệt. Tại sao gọi là thiên khu? Vì thiên có nghĩa là trời, ý nói đến phần trên củabụng, khu có nghĩa là chốt. Rốn chia bụng thành hai phần, phần trên rốn là thiên,phần dưới rốn là địa. Huyệt thiên khu nằm ngang với rốn, được xem như là chốt điềuhành chức năng thông khí của tràng vị nên có tên gọi là thiên khu (chốt trên). Huyệtnày còn có các tên khác như trường khê, cốc môn, tuần tế, tuần nguyên, phát nguyên,thiên xu... Đây là một trong những huyệt vị quan trọng của đường kinh túc dươngminh vị, có công dụng hòa vị thông tràng, kiện tỳ lý khí, điều kinh đạo trệ, thườngđược dùng để chữa các bệnh lý như viêm phúc mạc, viêm loét dạ dày hành tá tràng,viêm ruột cấp và mạn tính, liệt ruột, kiết lỵ, đau thắt lưng, kinh nguyệt không đều,hành kinh đau bụng... và táo bón. Cách xác định huyệt Vậy cách xác định vị trí của huyệt và phương thức tác động như thế nào? Huyệtthiên khu nằm ở hai bên rốn, từ rốn đo ngang ra 2 thốn, mỗi bên một huyệt. Khi tác động,đặt hai ngón tay cái vào hai huyệt, các ngón còn lại ôm lấy thân mình, tiến hành vừaday vừa bấm với một lực tương đối mạnh trong 2 phút. Nếu đại tiện chưa thông thoángcó thể tiến hành vài ba lần như vậy. Để nâng cao hiệu quả trị liệu, có thể kết hợp với day bấm thêm hai huyệt đạichùy và chi câu. Cách xác định huyệt đại chùy như sau: cúi đầu, phần dưới cột sống cổsẽ nổi lên 1 đến 3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương một ngón tay rồi tiến hành cúi,ngửa và quay đầu vòng tròn, đốt nào dưới ngón tay nhiều nhất là đốt sống cổ 7, huyệtnằm ở chỗ lõm ngay dưới dưới đầu mỏm gai đốt sống này. Còn cách xác định huyệtchi câu: xác định một điểm nằm ở trên nếp gấp của mặt sau khớp cổ tay, giữa gân cơruỗi chung ngón tay và gân cơ ruỗi riêng ngón út (phía trên thẳng với ngón nhẫn, gầnmắt cá tay), từ điểm này đo lên trên 3 thốn là vị trí của huyệt, nằm ở khe giữa xươngquay và xương trụ. Phương thức tác động: dùng ngón tay giữa hoặc ngón tay cái daybấm các huyệt với một lực vừa phải, sao cho đạt cảm giác căng tức là được, mỗi huyệtday trong 2 phút. Ngoài việc thực hành ngay trong khi đi ngoài, mỗi ngày bạn nên day bấm cáchuyệt theo cách thức như trên 2 lần vào sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đingủ thì hiệu quả thu được sẽ nhanh chóng và chắc chắn hơn. Lẽ dĩ nhiên, bạn vẫn cóthể kết hợp với việc thực hiện các biện pháp khác như dùng thuốc, thay đổi chế độ ănuống, tập luyện khí công dưỡng sinh... mà không sợ có các tác dụng không mongmuốn nào. Uống nước nhân trần có thể làm tổn thương gan, mật Dân ta vẫn có quan niệm uống nước nhân trần làm mát gan, giải độc, songtheo các chuyên gia, nếu không có bệnh, uống nước nhân trần hại nhiều hơn lợi.Với phụ nữ có thai, có thể làm thai suy dinh dưỡng, chết lưu. Từ trước đến nay, trong tất cả các nghiên cứu và sách Đông y, nhân trần vẫnđược coi là vị thuốc dùng chữa bệnh vàng da, bệnh về đường mật và bệnh của phụ nữsau sinh. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch hội Đông Y Việt Nam, nhân trần cótính bình, vị đắng, hơi cay có tác dụng lợi mật, nhuận gan... Người ta chỉ cần lợi mậtkhi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) và nhuận gan khi gan có vấn đề. Nếukhông có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiếtcũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng vàsinh bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉđịnh thì tuyệt đối không nên dùng nhân trần. Bởi nếu uống nước này nhiều sẽ làm xuấttiết các tuyến trong cơ thể. Vì vậy, khi sinh song, người mẹ thường bị mất sữa hoàntoàn hoặc chỉ có rất ít. Ngoài ra, nhân trần giúp lợi tiểu, nghĩa là thải nhiều, nếu lượngnước và các chất dinh dưỡng bị đào thải quá nhiều, sẽ không còn các chất dinh dưỡngđể nuôi thai, khiến cho thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí thai chết lưu... Thực tế cũngđã có trường hợp như vậy. Cũng theo bác sĩ Hướng, dân ta có thói quen dùng nhân trần cùng cam thảo màkhông biết thực chất cam thảo là chất dẫn thuốc, khiến cho thuốc phát huy tác dụngnhiều hơn. Ngoài ra, cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đàothải, hai vị thuốc trái ngược nhau được sử dụng chung sẽ không có lợi cho cơ thể. ...

Tài liệu được xem nhiều: