Danh mục

Đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu ứng dụng xã hội học chuyên ngành góp phần phát triển khoa học xã hội (Trường hợp vùng Nam Bộ - Việt Nam)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 534.10 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với xu thế chung của quá trình hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, Nam Bộ là một trong những vùng đất có những tình thế và yêu cầu hết sức đặc biệt đối với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu về khoa học xã hội nói chung, xã hội học nói riêng. Vấn đề đặt ra không chỉ là nhằm góp phần sớm khắc phục tình trạng “vùng trũng về nguồn nhân lực” (đặc biệt ở Tây Nam Bộ) và việc tạo điều kiện để phát triển nhanh các “chính sách đầu tư” và sớm triển khai thực hiện các “quy hoạch, kế hoạch” mà còn là bởi nhiều vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội lớn lao khác của toàn vùng…Tất cả đã và đang đặt ra yêu cầu đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu ứng dụng Xã hội học, đặc biệt là về Xã hội học chuyên ngành nhằm góp phần giải quyết những vấn đề sách lược và chiến lược liên quan thực tiễn phát triển của vùng đất này cả trong trước mắt lẫn về tương lai lâu dài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu ứng dụng xã hội học chuyên ngành góp phần phát triển khoa học xã hội (Trường hợp vùng Nam Bộ - Việt Nam) HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XÃ HỘI HỌC CHUYÊN NGÀNH GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KHOA HỌC XÃ HỘI (TRƢỜNG HỢP VÙNG NAM BỘ - VIỆT NAM) PGS. TS Huỳnh Quốc Thắng Khoa Văn hóa học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM Email: hquocthang@gmail.com Tóm tắt: Với xu thế chung của quá trình hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công ngiệp 4.0 hiện nay, Nam Bộ là một trong những vùng đất có những tình thế và yêu cầu hết sức đặc biệt đối với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu về khoa học xã hội nói chung, xã hội học nói riêng. Vấn đề đặt ra không chỉ là nhằm góp phần sớm khắc phục tình trạng “vùng trũng về nguồn nhân lực” (đặc biệt ở Tây Nam Bộ) và việc tạo điều kiện để phát triển nhanh các “chính sách đầu tư” và sớm triển khai thực hiện các “quy hoạch, kế hoạch” mà còn là bởi nhiều vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội lớn lao khác của toàn vùng…Tất cả đã và đang đặt ra yêu cầu đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu ứng dụng Xã hội học, đặc biệt là về Xã hội học chuyên ngành nhằm góp phần giải quyết những vấn đề sách lược và chiến lược liên quan thực tiễn phát triển của vùng đất này cả trong trước mắt lẫn về tương lai lâu dài. Từ khóa: Đào tạo và nghiên cứu ứng dụng, Xã hội học chuyên ngành, vùng Nam Bộ. Dẫn nhập Xuất phát từ yêu cầu thực tế đất nước, thời gian qua trong đào tạo đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài độc lập hoặc các đề tài khoa học xã hội nhìn chung đều có thể và cần thiết phải có sự tham gia của Xã hội học. Lý do trực tiếp là vì trong các ngành khoa học xã hội: “Xã hội học là một ngành khoa học thực tiễn và ứng dụng cao. Từ những vấn đề về toàn cầu hóa, đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề về đô thị hóa, từ vấn đề di dân và dân nhập cư, vấn đề nghèo đói, những vấn đề về biến đổi xã hội, vấn đề dân tộc, tôn giáo, vấn đề phân hóa, phân tầng xã hội đến các vấn đề về xung đột xã hội, xung đột đất đai; từ những vấn đề về nông nghiệp nông thôn đến quản lý và phát triển đô thị bền vững…” (Vũ Thị Thùy Dung (2014), tr. 20). Liên hệ vùng đất Nam Bộ, nơi mà tiến trình lịch sử - văn hóa và xã hội đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc đối với các yêu cầu nói trên bởi không chỉ những vấn đề thuộc hệ quả của quá khứ hay mâu thuẫn hiện tại mà còn là vì những định hướng chiến lược của địa phương cũng như cho cả nước trong tương lai lâu dài. Theo đó, những vấn đề liên quan Xã hội học chuyên ngành được đặt ra đã như là một nhu cầu tất yếu. 22 HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 1. Khái quát yêu cầu thực tế và định hướng nội dung đào tạo, nghiên cứu ứng dụng Xã hội học chuyên ngành ở vùng Nam Bộ Tùy mục tiêu, nội dung, chủ đề trọng tâm của từng đề tài hoặc vấn đề đặt ra trong từng thời kỳ để xác định những định hướng đào tạo, nghiên cứu nhưng nhìn chung hiện nay có thể xác định một số chuyên ngành Xã hội học trọng tâm cần thiết xuất phát từ yêu cầu thực tế Nam Bộ như sau: Xã hội học nông thôn Theo góc nhìn chuyên môn, Xã hội học nông thôn nói chung đó là khoa học “nghiên cứu động lực và tình hình đời sống nông thôn…” (Tô Duy Hợp, 1997), hoặc “nghiên cứu về mối quan hệ, cơ cấu xã hội, chức năng và hành vi xã hội ở vùng nông thôn để nói lên sự phát triển của xã hội nông thôn, những quy luật biến đổi xã hội nông thôn” (Lý Thư Kinh, 1989). Tuy nhiên, nông thôn Nam Bộ không chỉ là những vấn đề liên quan nông dân và nông nghiệp bao gồm nghề trồng trọt (lúa, cây ăn trái…) hay chăn nuôi (cá đồng, gia súc…) mà còn là, những vấn đề ngày càng lớn mang ý nghĩa trên nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng…) với đối tượng đặc thù là ngư dân, ngư nghiệp ở các vùng biển, đảo. Đối với vùng Đông Nam Bộ nói riêng và trên toàn vùng Nam Bộ nói chung, khái niệm “vùng ven đô” ở các đô thị lớn (như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ…) cùng với chủ trương phát triển “nông nghiệp công nghệ cao”, “du lịch sinh thái” (nhà vườn) với “du lịch làng nghề” (thủ công mỹ nghệ) trở thành một bộ phận quan trọng của ngành “công nghiệp không khói” của địa phương. Đây thực sự là định hướng mới có ý nghĩa lớn. Đặc biệt, chủ trương xây dựng nông thôn mới triển khai trên cả nước với yêu cầu tạo ra quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp cổ truyền tiến lên nông nghiệp hiện đại, quá trình đô thị hóa tự giác mà trong chừng mức vẫn bảo tồn và phát huy tốt những giá trị văn hóa nông thôn truyền thống từng gắn bó lâu đời với lịch sử văn hóa dân tộc. Điều đó càng mang ý nghĩa sâu sắc đối với Nam Bộ nói chung và nhất là với Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có vai trò quan trọng không ...

Tài liệu được xem nhiều: