Danh mục

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 609.30 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa số lượng và chất lượng hoạt động NCKH trong SV tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM nói riêng và trong các trường đại học nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH (HUTECH) Trần Minh Sang, Trần Quốc An, Phạm Thị Thùy Dung, Nguyễn Hữu Khoa, Hồ Thị Kim Phương Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: PGS.TS. Trần Văn TùngTÓM TẮTNghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chất lượng và thươnghiệu của một trường đại học. Sinh là lực lượng tiềm năng, là thế hệ trụ cột cho tương lai với tuổi trẻ, sự nhiệthuyết, sáng tạo, thời gian và một tinh thần dám nghĩ, dám làm. Và đến với trường Đại học Công Nghệ TP.HCM( HUTECH), nghiên cứu khoa học luôn rất được các bạn sinh viên quan tâm và được chú trọng, là một hoạtđộng được nhà trường, các Khoa/Viện luôn đầu tư để tạo ra các bước phát triển đột phá về chất lượng lẫn sốlượng. Bài viết sẽ tập trung đánh giá hiện trạng và từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữaphong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên Hutech. Các giải pháp sẽ mang lại hiệu quả tích cực và góp phầnthúc đẩy khoa học hoạt động nghiên cứu của sinh viên trường đại học.Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học, giải pháp.1.ĐẶT VẤN ĐỀNghiên cứu khoa học (NCKH) đã được quy định tại Điểm 4, Điều 40, Điều lệ Trường Đại học năm 2014, trongđó trường đại học có nhiệm vụ: “Xây dựng các nhóm nghiên cứu đa ngành, liên ngành; xây dựng các nhómnghiên cứu - giảng dạy kết hợp chặt chẽ giữa NCKH với hoạt động đào tạo; đảm bảo các điều kiện cần thiếtđể giảng viên thực hiện NCKH; tổ chức hoạt động NCKH cho người học” (Thủ tướng Chính phủ, 2014). TheoNguyễn Thị Thắng (2015), vấn đề NCKH của SV đã được nhiều tác giả đề cập trong thời gian gần đây, nhìnchung, các nghiên cứu đều xuất phát từ thực tiễn để đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động NCKHcủa SV ở từng đơn vị cụ thể. Với sứ mệnh “là đơn vị giáo dục tiên phong cung cấp nguồn nhân lực chất lượngcao, toàn diện cho nền kinh tế tri thức trong giai đoạn mới; trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức chuyênmôn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp để làm việc độc lập, sáng tạo, thích ứng tốt với công việc; thăng tiếnvà thành công trong sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tự tin hội nhập với cộng đồng quốctế”. 1691Theo Trần Văn Tùng (2018), trường đại học Công nghệ TP.HCM luôn chú trọng phát triển chất lượng của hoạtđộng NCKH bên cạnh chất lượng giảng dạy và trách nhiệm phục vụ cộng đồng của một trường đại học. Vớilợi thế là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, các hoạt động NCKH trong sinh viên (SV) nhà trường rất phongphú và đa dạng. Trong những năm qua, nhiều đề tài NCKH của SV được triển khai, nghiệm thu thành côngtrên rất nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, kinh tế, giáo dục, vănhóa,... Mặc dù vậy, trên thực tế, việc triển khai thực hiện một đề tài NCKH đối với SV là cả một quá trình đầykhó khăn và vất vả. Không thể phủ nhận các lợi ích mà NCKH mang lại cho SV nhưng cũng không thiếu nhữngkhó khăn, thách thức khi một hoặc một nhóm SV thực hiện đề tài NCKH của mình. Từ những vấn đề nêu trên,chúng tôi cho rằng, cần phải nghiên cứu thực trạng một cách nghiêm túc để từ đó làm cơ sở đề xuất các giảipháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa số lượng và chất lượng hoạt động NCKH trong SV tại Trường Đại họcCông nghệ TP.HCM nói riêng và trong các trường đại học nói chung.2.CƠ SỞ LÝ THUYẾTTheo Trần Văn Tùng (2018), nghiên cứu khoa học là một quá trình hành động, tìm hiểu, quan sát và thí nghiệmdựa vào các dữ liệu, tài liệu đã thu nhập giúp phát hiện ra những bản chất và quy luật chung của sự vật và hiệntượng. Thông qua đây chúng ta có thể tìm hiểu về các kiến thức mới hay tìm ra những ứng dụng trong kỹ thuật,mô hình mới với ý nghĩa thực tiễn. Xác định được đề tài NCKH của sinh viên và triển khai thực hiện đề tàitheo quy định chung của Bộ GD&ĐT và tổ chức hội nghị NCKH của sinh viên và các hình thức hoạt độngkhoa học và công nghệ khác của sinh viên làm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học của các sinh viên.Theo Lương Thị Tâm Uyên (2016), nghiên cứu khoa học tập trung vào những nội dung chính như sau:• Là một quá trình nhận thức hướng tới tất cả các góc cạnh trên thế giới nhằm đạt kết quả nghiên cứu mớihơn, cao hơn, giá trị hơn.• Là một hoạt động liên quan tới trí tuệ sáng tạo, giúp góp phần cải tạo về hiện thực, phát hiện ra nhữngphương pháp kĩ thuật tân tiến.• Khám phá về thuộc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng nhằm phát hiện những quy luật vận động vốn cócủa sự vật, hiện tượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: