Mục đích của nghiên cứu này là hướng đến các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ đại dương của Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hải Vương sang thị trường châu Âu. Từ kết quả phân tích mô hình chuỗi cung ứng của Công ty sang thị trường này từ năm 2006 - 2012, tác giả đã chỉ ra ưu, nhược điểm trên từng mắt xích chuỗi, trên cơ sở đó đề xuất 6 nhóm giải pháp chính để tập trung hoàn thiện chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hải Vương trong thời gian tới, bao gồm: Giải pháp về nguồn nguyên liệu, Giải pháp về nhà cung cấp, Giải pháp về sản xuất, Giải pháp về khách hàng, Giải pháp về người tiêu dùng, Giải pháp về nhà cung ứng dịch vụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương sang thị trường Châu Âu - Trường hợp của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Vương, tỉnh Khánh Hòa
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
Số 2/2014
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU - TRƯỜNG HỢP CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HẢI VƯƠNG - TỈNH KHÁNH HÒA
PROMOTE EXPORTING YELLOWFIN TUNA PRODUCTS TO EU MARKET
- CASE OF HAI VUONG COMPANY LIMITED IN KHANH HOA PROVINCE
Huỳnh Thanh Lĩn1, Đỗ Thị Thanh Vinh2
Ngày nhận bài: 11/9/2013; Ngày phản biện thông qua: 03/10/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là hướng đến các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ đại dương của Công ty Trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) Hải Vương sang thị trường châu Âu. Từ kết quả phân tích mô hình chuỗi cung ứng của Công ty
sang thị trường này từ năm 2006 - 2012, tác giả đã chỉ ra ưu, nhược điểm trên từng mắt xích chuỗi, trên cơ sở đó đề xuất 6
nhóm giải pháp chính để tập trung hoàn thiện chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hải Vương trong thời
gian tới, bao gồm: Giải pháp về nguồn nguyên liệu, Giải pháp về nhà cung cấp, Giải pháp về sản xuất, Giải pháp về khách
hàng, Giải pháp về người tiêu dùng, Giải pháp về nhà cung ứng dịch vụ.
Từ khóa: xuất khẩu, cá ngừ đại dương, thị trường EU, Công ty TNHH Hải Vương
ABSTRAIT
The purpose of this research is directed to the solutions to promete exporting Yellowfin Tuna products of Hai Vuong
Co., Ltd to EU Market. From the result of analyse Hai Vuong’s supply chain model into this market from 2006 to 2012,
the Author have shown out the advantages, disadvantages on each link of the supply chain. Base on that the Author have
proposed six main solution to improve the Yellowfin Tuna supply chain of Hai Vuong Co., ltd in the future, include: The
solution of raw material, The solution of supplier, The solution of procesing, The solution of customers, The solution of
consumers, The solution of service supplier.
Keywords: exporting, Yellowfin Tuna, EU market, Hai Vuong Co., ltd
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nghề khai thác cá
ngừ đại dương của nước ta đang ngày càng phát
triển và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương năm 2012
đã đạt gần 20 nghìn tấn [6], tạo thêm nguồn cung
nguyên liệu lớn cho các doanh nghiệp chế biến trong
lĩnh vực này. Trước bối cảnh các mặt hàng thủy sản
xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra… đang đối mặt
với nhiều rào cản thách thức như: kiện chống bán
phá giá, kiểm tra gắt gao dư lượng kháng sinh trong
sản phẩm… thì xuất khẩu cá ngừ đại dương được
xem là một “điểm sáng” khi liên tục khẳng định vai
trò đóng góp của mình trong kim ngạch xuất khẩu
toàn ngành với giá trị xuất khẩu cá ngừ năm 2012
1
2
đạt 569 triệu đô, tăng 50,1% so với năm 2011[3].
Trong tất cả các thị trường nhập khẩu cá ngừ đại
dương của Việt Nam hiện nay thì thị trường châu
Âu đóng vai trò rất quan trọng với kim ngạch xuất
khẩu đạt 114 triệu đô trong năm 2012, chiếm 20%
tổng sản lượng xuất khẩu cá ngừ trong năm và tăng
trưởng 43,1% so với năm 2011 [7], điều này càng
khẳng định EU là thị trường nhiều tiềm năng mà các
doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam phải quan
tâm khai thác.
Với hơn 15 năm hoạt động, Công ty TNHH Hải
Vương (HAVUCO) là doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá ngừ
đại dương với doanh thu trên 40 triệu đô/năm, trong
đó thị trường EU chiếm 61% về sản lượng và 62%
Huỳnh Thanh Lĩn: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang
TS. Đỗ Thị Thanh Vinh: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
116 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
về doanh thu xuất khẩu cá ngừ của toàn Công ty [1].
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của
Công ty sang thị trường này luôn tăng trưởng ở
mức hai con số từ năm 2006 đến 2012 [1], cho thấy
thị trường EU đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu
xuất khẩu của Công ty. Trước những tiềm năng mà
thị trường EU mang lại, để nhanh chóng chiếm lĩnh
thị trường, nâng cao vị thế của công ty và góp phần
thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành thì việc
“Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương
của Công ty TNHH Hải Vương sang thị trường châu
Âu” có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng
1.1. Khái niệm
Thuật ngữ “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối
những năm 1980 và trở nên phổ biến trong những
năm 1990. Trước đó, các công ty thường hay sử dụng
các thuật ngữ như “hậu cần” (logistics) và “quản lý
các hoạt động” (operation managerment) như cách
tiếp cận của Nguyễn Kim Anh (2012) [4]. “Chuỗi cung
ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp
hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và
nhà cung cấp, mà còn bao gồm cả nhà vận chuyển,
kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng. Trong
mỗi tổ chức, như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao
gồm (nhưng không giới hạn) việc phát triển sản
phẩm mới, marketing, điều hành sản xuất, phân phối,
tài chính và dịch cụ khách hàng” (Sunil Chopra và
Peter Meindl, 2001) [8].
1.2. Mục tiêu
Mục tiêu của mỗi chuỗi cung ứng là tối đa hóa
giá trị tạo ra của toàn hệ thống. Để tối đa hóa giá trị
tạo ra trên toàn hệ thống này đòi hỏi các nhà quản
trị phải tối thiểu hóa tổng chi phí của toàn hệ thống
từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên
vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm. Giá
trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá
trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ
lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu
cầu của khách hàng
1.3. Cấu trúc
Trong thực tế, có hai kiểu mô hình chuỗi cung
ứng: mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất và mô
hình chuỗi cung ứng mở rộng. Mô hình chuỗi cung
ứng đơn giản nhất bao gồm một doanh nghiệp và
các nhà cung cấp, khách hàng. Đây là ba nhóm
mắt xích cơ bản tạo nên một chuỗi cung ứng. Mô
hình chuỗi cung ứng mở rộng (phức tạp) ngoài
Số 2/2014
ba ...