Danh mục

Đẩy mạnh Xuất khẩu trong điều kiện hội nhập quốc tế tại Cty VOLEX chi nhánh Việt Nam - 2

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.80 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà nước do đó không nên can thiệp sâu vào hoạt động ngoại thương và không nên áp dụng các biện pháp ép buộc cứng nhắc cho hoạt động này. Các quốc gia chỉ nên tìm cách đề ra các biện pháp hợp lý để sử dụng tối ưu nhất các nguồn lực của mình sao cho khi đem trao đổi thì được lợi nhất, đó chính là nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế so sánh. Cho đến nay, hoạt động chuyên môn hoá các mặt hàng mà mình có lợi thế đã được các quốc gia...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẩy mạnh Xuất khẩu trong điều kiện hội nhập quốc tế tại Cty VOLEX chi nhánh Việt Nam - 2Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng tất cả các mặt hàng của toàn thế giới sẽ tăng lên, và tất cả các quốc gia sẽ trở nên sung túc hơn. Nhà nước do đó không nên can thiệp sâu vào hoạt động ngoại thương và không nên áp dụng các biện pháp ép buộc cứng nhắc cho hoạt động này. Các quốc gia chỉ nên tìm cách đề ra các biện pháp hợp lý để sử dụng tối ưu nhất các nguồn lực của mình sao cho khi đem trao đổi thì được lợi nhất, đó chính là nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế so sánh. Cho đến nay, hoạt động chuyên môn hoá các mặt hàng mà mình có lợi thế đã được các quốc gia trên thế giới áp dụng một cách triệt để và đã thu được những kết quả tốt. Kết quả là thương mại quốc tế hiện nay đã phát triển rất nhanh và đã đạt được những thành tựu to lớn, đó là sự hình thành các khu mậu dịch tự do về thương mại để khuyến khích trao đổi thương mại, các liên minh về thương mại của khu vực và thế giới. 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu. 1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp : Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất khác, sau đó xuất khẩu những sản phẩm đó cho các khách hàng nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình. Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được của các đơn vị kinh doanh thường cao hơn các hình thức khác. Với hình thức này doanh nghiệp đứng ở thế chủ động trong hoạt động kinh doanh, mọi lợi nhuận doanh nghiệp được hưởng hết. Với vai trò là người bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín củaSimpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com mình thông qua quy cách và phẩm chất hàng hoá, tiếp cận thị trường và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Tuy vậy hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất, thu mua hoặc có thể gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro như : không xuất được hàng hoá, không thu mua được hàng hoá, bị thanh toán chậm, thay đổi tỷ giá hối đoái, lạm phát... Chính vì vậy mà để có thể thực hiện nghiệp vụ này thành công thì doanh nghiệp cần phải có nghiệp vụ ngoại thương cao và có kinh nghiệm xuất khẩu tốt. Khi doanh nghiệp đã có đủ khả năng và kinh nghiệm để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh này thành công thì nguồn lợi mà doanh nghiệp thu về là rất lớn. 1.1.3.2. Xuất khẩu tại chỗ : Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không nhất thiết phải ra khỏi biên giới quốc gia để đến tay khách hàng. Là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá vẫn trong lãnh thổ quốc gia nhưng vẫn được bán cho các khách hàng nước ngoài. Hình thức này có nhiều ưu điểm và đang phổ biến rộng rãi ở mọi quốc gia. Trước hết là do đặc điểm của nghiệp vụ này là hàng hoá không ra khỏi biên giới quốc gia nên doanh nghiệp xuất khẩu tránh được nhiều rủi ro vì được thực hiện bán hàng hoá ngay trong môi trường quen thuộc nhất. Ngoài ra doanh nghiệp còn giảm được những chi phí về vận chuyển, về nghiên cứu thị trường mới, về thuê đại lý phân phối...và bỏ qua được những hợp đồng phụ trợ như hợp đồng vận tải, bảo hiểm, thủ tục hải quan...Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tuy nhiên hình thức xuất khẩu này thường không chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp vì lợi nhuận thu được là nhỏ. Phần lớn doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường về không gian và tìm kiếm thêm nhiều thị trường mới, bạn hàng mới... Đối với doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài, thực hiện kinh doanh ngay tại thị trường đó thì hình thức này lại là phổ biến và hiệu quả. Đó là nhờ vào lợi thế về vị trí, ở ngay thị trường tiêu thụ sẽ giảm thiểu được những chi phí vận chuyển và những thủ tục rườm rà. Nhưng bước đầu để thực hiện được thì doanh nghiệp cũng phải có vốn lớn và có những kinh nghiệm trong việc kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường nước sở tại. 1.1.3.3. Tạm nhập tái xuất : Đây là hoạt động xuất khẩu những hàng hoá mà đã được nhập khẩu trước đó nhưng không qua một công đoạn gia công, chế biến nào. Hoạt động này nhằm thu lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả giữa nhập khẩu (mua) và xuất khẩu (bán). Hình thức này có ưu điểm là ít rủi ro hơn các hình thức khác, dễ thực hiện thành công hơn. Doanh nghiệp không cần phải bỏ ra lượng vố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: