Danh mục

Dạy nghĩa của từ cho học sinh tiểu học học tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ hai

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.90 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo giới thiệu các biện pháp chính mà người giáo viên có thể dùng khi dạy nghĩa của từ cho học sinh học tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ hai. Các biện pháp thường dùng cho dạy nghĩa từ trong một lớp học song ngữ bao gồm: Biện pháp dịch từ - đối - từ qua tiếng mẹ đẻ của học sinh, biện pháp trực quan sự vật, biện pháp phương pháp trực quan hành động, biện pháp định nghĩa từ qua các nét nghĩa (giải nghĩa từ bằng tiếng Việt).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy nghĩa của từ cho học sinh tiểu học học tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ hai JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Vol. 56, No. 5, pp. 36-42 DẠY NGHĨA CỦA TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HỌC TIẾNG VIỆT VỚI TƯ CÁCH NGÔN NGỮ THỨ HAI Nguyễn Thu Phương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: nguyenthuphuong-521989@yahoo.com Tóm tắt. Bài báo giới thiệu các biện pháp chính mà người giáo viên có thể dùng khi dạy nghĩa của từ cho học sinh học tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ hai. Các biện pháp thường dùng cho dạy nghĩa từ trong một lớp học song ngữ bao gồm: biện pháp dịch từ - đối - từ qua tiếng mẹ đẻ của học sinh, biện pháp trực quan sự vật, biện pháp phương pháp trực quan hành động, biện pháp định nghĩa từ qua các nét nghĩa (giải nghĩa từ bằng tiếng Việt). Ngoài ra, học sinh cũng có thể đoán nghĩa từ qua văn cảnh.1. Đặt vấn đề Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ được xem là đơn vị trung tâm. Với một ngônngữ, từ là phương tiện quan trọng phản ánh những bình diện khác nhau của hiệnthực cuộc sống. Với mỗi người, từ là phương tiện để tạo lập và tiếp nhận lời nóitrong hoạt động giao tiếp; mặt khác, nếu thiếu từ, con người không thể tư duy mộtcách mạch lạc. Sự phong phú trong vốn từ của một người tỉ lệ thuận với năng lựctư duy và năng lực giao tiếp ngôn ngữ của người đó. Điều đó có nghĩa là muốn giaotiếp và tư duy tốt, mỗi người luôn phải trau dồi làm cho vốn từ của mình ngày càngphong phú, tích cực. Như tất cả các tín hiệu khác, từ có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau: cáibiểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt của từ là âm thanh, chữ viết; cái đượcbiểu đạt của từ là ý nghĩa. Nếu không nắm được nghĩa, những âm thanh trống rỗnghoàn toàn không có giá trị giao tiếp. Vì vậy, giúp học sinh học tiếng Việt là ngônngữ thứ hai, đặc biệt là học sinh tiểu học các dân tộc ít người hiểu ý nghĩa của từvà biết cách sử dụng từ là nhiệm vụ quan trọng của việc dạy tiếng.2. Nội dung nghiên cứu Khi dạy nghĩa từ cho học sinh tiểu học (HSTH) học tiếng Việt (TV) với tưcách là ngôn ngữ thứ hai, giáo viên không chỉ cần quan tâm tới vốn ngôn ngữ củacác em (bao gồm vốn tiếng mẹ đẻ và vốn TV – nếu có), mà còn cần chú ý tới nhữngnhân tố khác có ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em: đặc điểm tư duy, đặc36 Dạy nghĩa của từ cho học sinh tiểu học học tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ haiđiểm tâm lí, nhận thức, kinh nghiệm sống của HS lứa tuổi tiểu học,... Đa số họcsinh các dân tộc (DT) ít người thường nhút nhát, thiếu tự tin nên không mạnh dạngiao tiếp bằng tiếng Việt. Môi trường học tập, giao tiếp TV của HS người DT chủyếu là ở trên lớp, trong giờ học; khi về nhà các em lại nói bằng tiếng mẹ đẻ. Chínhvì thế, việc dạy học tiếng Việt gặp rất nhiều khó khăn. Vốn từ tiếng Việt của HSngười DT ở những lớp đầu cấp TH còn rất hạn chế. Thậm chí, rất nhiều HS các DTít người ở vùng sâu, vùng xa, hầu như chưa biết TV. Do đó, với HSDT, đặc biệt làHS mới học TV, lời giải nghĩa từ phải thật dễ hiểu; với những lần đầu từ xuất hiện(từ mới), chỉ nên giải nghĩa ở mức sơ giản, đủ để HS hiểu nội dung chính của câuhoặc đoạn, bài có từ mới đó. Khi từ xuất hiện lại ở những bài sau, việc giải nghĩa sẽđược nâng dần lên để HS hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa của từ. Người giáo viên có kinhnghiệm cần biết chọn biện pháp thích hợp nhất giúp các em hiểu về sự vật, hoạtđộng, hiện tượng, hay quan hệ, tính chất, quá trình,. . . mà từ phản ánh. Dưới đây là một số biện pháp giải nghĩa từ và cách vận dụng những biện phápnày trong các dạng bài TV lớp 1 cho HS người DT học TV với tư cách ngôn ngữthứ hai.2.1. Một số biện pháp giải nghĩa từ cho HS người DT học TV với tư cách ngôn ngữ thứ hai Để dạy nghĩa từ cho HS người DT học TV với tư cách là ngôn ngữ thứ hai,cần tuân thủ các nguyên tắc dạy học từ ngữ ở tiểu học như: nguyên tắc đồng bộ,nguyên tắc thực hành; nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tính đến đặc điểm của từtrong hệ thống ngôn ngữ. Mặt khác, cần lựa chọn, vận dụng một cách linh hoạt vàhợp lí các biện pháp giải nghĩa từ như: giải nghĩa bằng trực quan, giải nghĩa bằngngữ cảnh, giải nghĩa bằng cách so sánh, đối chiếu với từ khác, giải nghĩa bằng từđồng nghĩa, trái nghĩa, giải nghĩa bằng cách phân tích thành tố, giải nghĩa bằng cáchđịnh nghĩa. . . Ngoài ra, cần chú ý vận dụng các phương pháp dạy ngôn ngữ thứ haivào việc giải nghĩa từ ngữ cho HS một cách hiệu quả, như: phương pháp sử dụngtiếng mẹ đẻ của HS, phương pháp trực tiếp, phương pháp trực quan sự vật, phươngpháp trực quan hành động,. . . Cần chọn cách giải nghĩa phù hợp nhất với từ, dễhiểu, tiết kiệm và hiệu quả. Đôi khi, cần phối hợp nhiều cách khác nhau để giảinghĩa một từ. Sau đây là các biện pháp thường được dùng để giải nghĩa từ cho HShọc tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ hai.2.1.1. Giải nghĩa từ TV bằng tiếng mẹ đẻ của HS Giải nghĩa từ bằng tiếng mẹ đẻ là c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: