Danh mục

Dạy tác phẩm tùy bút trong trường THPT - Nhìn từ đặc trưng thể loại

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1- Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 nâng cao được sử dụng đại trà từ năm học 2008-2009, có hai tác phẩm thuộc thể loại tùy bút: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy tác phẩm tùy bút trong trường THPT - Nhìn từ đặc trưng thể loại Dạy tác phẩm tùy bút trongtrường THPT - Nhìn từ đặc trưng thể loại 1- Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 nâng cao được sử dụng đại trà từ năm học2008-2009, có hai tác phẩm thuộc thể loại tùy bút: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Tác phẩm của Nguyễn Tuân đãcó sẵn từ trước, còn tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì mới được đưa vào. Khôngnghi ngờ gì nữa, đây là hai tác phẩm hay, rất xứng đáng, góp phần tăng cường chất Văn trongnội dung chương trình và đáp ứng mục tiêu giáo dục mĩ cảm cho học sinh. Nhưng trên thực tế ở trường phổ thông, việc dạy - học các tác phẩm này đã và đanggặp không ít trở ngại, vướng mắc. Bởi trong suốt một quá trình dài trước đó, học sinh chủ yếuđược học các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự. Dần dần, cảm xúc và nhận thức của các emđã quen nương theo cốt truyện, hệ thống nhân vật, tình tiết,… Đến khi cần cảm thụ một tácphẩm văn xuôi giàu chất trữ tình, nghĩa là không còn những căn cứ quen thuộc để bám víu,chắc chắn các em gặp lúng túng và mất phương hướng. Bộ công cụ mới được trang bị để mổxẻ tác phẩm trữ tình (nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, mạch cảm xúc chủ quan; phương thứcvà giọng điệu trữ tình,…) khó có thể được sử dụng một cách thành thạo ngay được. Hậu quảlà, cả người dạy và người học đều ngán những tác gia, tác phẩm tùy bút. Vì không thật sựhứng thú nên việc truyền đạt và tiếp nhận trên lớp học đối với những nội dung này khó lòngđạt được kết quả như mong muốn. Mặt khác, quan niệm về thể loại và định hướng tiếp cận tác phẩm tùy bút trong SáchGiáo khoa, Sách Giáo viên (đều do Bộ Giáo Dục ấn hành năm 2007) cũng chưa được trìnhbày một cách thật sáng rõ và nhất quán. Điều bất cập này chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ,gây nên khó khăn trước hết đối với người giáo viên khi chuẩn bị bài giảng. Chúng tôi xin dẫnra một số điểm chưa hợp lý về vấn đề này, cụ thể như sau: a- “Bài ký thực chất thuộc thể tùy bút vì hành văn phóng túng, nhân vật chính làcái tôi của tác giả, chất trữ tình rất đậm”(1). b- “Ai đã đặt tên cho dòng sông? thực chất thuộc thể tùy bút (…). Qua bài kí Ai đãđặt tên cho dòng sông? ta thấy nổi bật lên cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyênbác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của cảnh và người xứ Huế”(2). c- “Tùy bút thuộc thể ký (…). Tùy theo cái tôi của tác giả mà tuỳ bút có loại thiên vềtriết lí, có loại thiên về thông tin khoa học (về văn hóa, văn học, lịch sử hay phong tục), cóloại thiên về mô tả phong cảnh, v.v… Cũng có loại thuần túy trữ tình”(3). d- Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã “sử dụng thể tùy bút phabút ký, kết cấu phóng túng, thể hiện đậm nét cái tôi của tác giả”(4). Rõ ràng, cách trình bày của sách giáo khoa đã làm cho vấn đề trở nên khó hiểu, dễnhầm lẫn. Làm sao xác định được tính hệ thống, cấp độ của từng thể loại và mối liên hệgiữa tùy bút với ký nếu dựa trên những nhận định tréo ngoe với nhau: “Bài ký thực chất thuộcthể tùy bút” và “Tùy bút thuộc thể ký”? Vậy thì thể loại nào thuộc thể loại nào? Và nếu tácphẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ? “thực chất thuộc thể tùy bút” thì sao không gọi đúng nhưthế đi, mà lại xếp nó vào thể loại ký? Cách xác định đặc trưng thể loại của tùy bút trong trích dẫn (c) cũng có điểm chưathỏa đáng. Các loại tùy bút được liệt kê ra (loại thiên về triết lí, loại thiên về thông tinkhoa học, loại thiên về mô tả phong cảnh, loại thuần túy trữ tình) đâu phải chỉ “tùytheo cái tôi của tác giả” (còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác như ý đồ sáng tác, đềtài, chủ đề,…). Cách phân định các loại tùy bút cũng chưa nhất quán về tiêu chí: khi thìcăn cứ vào đề tài (loại thiên về thông tin khoa học, loại thiên về mô tả phong cảnh), khi thìcăn cứ vào cảm hứng sáng tác (loại thiên về triết lý, loại thuần túy trữ tình). Mặt khác,cũng vì quan niệm rằng tùy bút “có loại thuần túy trữ tình” nên các tác giả biên soạn sáchđã không dứt khoát xếp Người lái đò sông Đà vào tùy bút, mà cho là “sử dụng thể tùy bútpha bút ký”. Đột ngột đưa ra một thuật ngữ mới về thể loại (bút ký) mà hoàn toàn khôngcó giới thuyết khái niệm hoặc giải thích thêm cho rõ ràng, vô tình có thể dẫn đến cáchhiểu máy móc, phiến diện: trong tác phẩm “tùy bút pha bút ký”, phần “thuần túy trữ tình”mới là tùy bút, còn thuật sự, miêu tả thì thuộc về bút ký. Từ định hướng lý luận có vẻ phức tạp, nhập nhằng về thể loại như thế, phần hướngdẫn giảng dạy và học tập các tác phẩmtùy bút trong Sách giáo viên, Sách giáo khoa đã khôngtránh khỏi thiên lệch, chưa đảm bảo nguyên tắc cơ bản của việc cảm thụ và bình giá tác phẩmvăn chương là phải xuất phát từ đặc trưng thể loại. Những câu hỏi gợi ý để tìm hiểu cái tôi tàihoa, uyên bác của tác giả thường chiếm tỉ lệ lớn hơn (Ví dụ: “Hãy phân tích và chứng minhnhững phương diện khác nhau của tài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: