Danh mục

DẠY THÊM, HỌC THÊM: CẦN ĐƯỢC LUẬT HÓA

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 88.51 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước tiên phải nói đến nguyên nhân khách quan rất quan trọng, tạo điều kiện cho các thầy dạy thêm và học sinh phải học thêm – chương trình học quá nặng, thiên về nhồi nhét kiến thức, bất kể hiệu quả và hậu quả. Tại sao ở các nước phát triển với trình độ khoa học – công nghệ cao, học sinh có thể học thoải mái đến thế mà học sinh nước ta ngay từ lớp đầu cấp tiểu học đã phải học thêm, học bù đầu cả ngày, nhưng chất lượng vẫn bị đánh giá là thấp,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DẠY THÊM, HỌC THÊM: CẦN ĐƯỢC LUẬT HÓA DẠY THÊM, HỌC THÊM: CẦN ĐƯỢC LUẬT HÓA Trước tiên phải nói đến nguyên nhân khách quan rất quan trọng, tạo điềukiện cho các thầy dạy thêm và học sinh phải học thêm – chương trình họcquá nặng, thiên về nhồi nhét kiến thức, bất kể hiệu quả và hậu quả. Tại sao ởcác nước phát triển với trình độ khoa học – công nghệ cao, học sinh có thểhọc thoải mái đến thế mà học sinh nước ta ngay từ lớp đầu cấp tiểu học đãphải học thêm, học bù đầu cả ngày, nhưng chất lượng vẫn bị đánh giá làthấp, trừ việc được gọI là huấn luyện “gà chọi” đi thi? Phải chăng đã đến lúccần cương quyết giảm tải chương trình như ông Thủ tướng Thái Lan đã chỉđạo đối với ngành giáo dục của nước bạn? Về phía thầy, thử nghĩ: Vì sao trước kia việc dạy thêm học thêm chủ yếulà giúp đỡ học sinh yếu dưới dạng phụ đạo, nhưng càng về sau hiện tượngdạy thêm học thêm càng tràn lan thành một vấn nạn của xã hội? Vì lươngcủa giáo chức quá thấp chăng? Cũng có phần nào, nhưng phải thấy là trướckia dù đời sống còn khó khăn hơn rất nhiều mà người ta đã không tìm mọicách để dạy thêm và thực chất là ép học sinh phải học thêm như hiện nay.Còn ép học sinh học thêm bằng cách nào thì xã hội và cả học sinh đều quárõ. Một khi đã bị ép buộc học thêm, bất kể bằng biện pháp được che đậykhéo léo đến đâu thì việc học thêm đó cũng chỉ là một nhu cầu giả tạo màcác vị phụ huynh học sinh đã vô tình hay buộc lòng phải chấp nhận. Vậyhãy bỏ qua lập luận ngụy biện cho hiện tượng dạy thêm học thêm tràn lansặc mùi kinh doanh “Có cầu thì phải có cung”, vì dù ở các nước có cơ chếthị trường lâu đời cũng có nhiều loại cầu và cung trái đạo đức bị pháp luậtnghiêm cấm. Phải nói ngay là mặc dù đời sống còn khó khăn, nhưng số đông thầy côgiáo vẫn sống trong sạch, tận tâm với nghề nghiệp và đáng khâm phục biếtbao tinh thần vượt khó của các thầy cô ở nông thôn, miền núi, hải đảo; chỉmột số nhỏ, nhưng không ít, chủ yếu ở các đô thị, đã làm ảnh hưởng cảngành. Một số người càng có thu nhập cao từ dạy thêm thì càng tăng cườngdạy thêm nhiều hơn nữa. Vấn đề không hoàn toàn ở chỗ thu nhập thấp màphần nhiều là ở chỗ sa sút về lương tâm nghề nghiệp. Về mặt pháp lý, các văn bản điều tiết việc dạy thêm, học thêm khôngthiếu, cái thiếu lâu nay là sự quyết tâm để thực hiện các văn bản đó. Một khitrong ngành giáo dục vẫn còn ai đó vương vấn ý nghĩ nhu cầu học thêm làcó thật, thì khó lòng có đủ quyết tâm và dũng khí để ngăn chặn. Tuy nhiên,cần nói thêm là sự quyết tâm của chỉ riêng ngành giáo dục cũng không đủđương đầu với mức độ trầm trọng của vấn nạn nầy. Cần có sự đồng lòngtrong xã hội và biện pháp phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền địaphương, đoàn thể và đặc biệt là của phụ huynh học sinh. Để giải quyết vấn nạn dạy thêm học thêm tràn lan xin đề nghị: Thống nhất quan điểm từ trên xuống dưới: bình thường học sinh chỉ cầnhọc ở trường và tự học ở nhà là đủ. Việc dạy thêm, học thêm chỉ áp dụng đốivới học sinh yếu dưới dạng phụ đạo. Trong quy định đề nghị bỏ vế cho phépdạy thêm cho học sinh giỏi, rất dễ bị lợi dụng vì thời gian qua phần lớn họcsinh đều thuộc “loại giỏi”. Trong tình trạng hiện nay, luật giáo dục sửa đổicần quy định rõ điều này. Khâu mấu chốt đối với ngành là cần nhanh chóng giảm tải chương trình,cho dù chương trình đó mới được biên soạn và áp dụng. Song song với việccải cách chương trình cùng phương pháp dạy và học, cần tăng cường giáodục tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp trong ngành. Nhưnggiáo dục không cũng chưa đủ, cần mạnh dạn tiến hành sàng lọc đội ngũ giáoviên cả về trình độ, năng lực và nhất là lương tâm nghề nghiệp. Làm người đã khó lắm thay, nhưng làm một nhà giáo chân chính còn khóhơn gấp bội, thế mà lương cả năm của nhà giáo lai không bằng một đợtthưởng tết cho nhân viên ở một số công ty độc quyền nhà nước thì quả làkhó lý giải. Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo; về sự tôn kính, ngườixưa còn đặt thầy cao hơn cả cha [quân-sư-phụ], sự tôn vinh đó cầ n được thểhiện cả về tinh thần lẫn đãi ngộ. ...

Tài liệu được xem nhiều: