Thông tin tài liệu:
phần 1 gồm các nội dung: tommy và những phát hiện thú vị, trẻ nhỏ muốn học đọc, trẻ nhỏ có thể học đọc, trẻ nhỏ đang học đọc, trẻ em nên học đọc từ khi còn rất nhỏ,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
dạy trẻ biết đọc sớm: phần 1 - nxb lao động xã hội
Chia sẻ ebook : Chiasemoi.com
Lời giới thiệu cho lần tái bản thứ ba
Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1964, cuốn sách này thực sự là mốc khởi đầu cho cuộc Cách
mạng Mềm. Những ông bố bà mẹ tiên phong mê mải với cuốn sách. Họ là những người đầu tiên nhận
ra đây là một cuộc phiêu lưu khám phá thế giới kì diệu và mênh mông của sự phát triển nói chung và
trí não nói riêng của con trẻ. Những ông bố bà mẹ này biết rằng trẻ em thông minh hơn mọi người nghĩ
nhiều. Vậy là họ bắt đầu tìm hiểu và họ đã làm được một việc tuyệt vời.
Cuốn sách này ngày càng được xuất bản rộng rãi trên thế giới kể từ lần đầu tiên đạt 5 triệu bản trên
22 nước. Tất cả những điều được nhắc đến trong cuốn sách đều đã trở thành hiện thực dù đã hơn 40
năm trôi qua.
Chỉ có duy nhất một thứ thay đổi.
Ngày nay, có hàng chục nghìn trẻ em đủ mọi lứa tuổi học đọc từ rất sớm và sử dụng cuốn sách này.
Kết quả là, có hàng nghìn bà mẹ đã viết thư cho chúng tôi kể về sự hào hứng, say mê và cả những trải
nghiệm của mình trong quá trình dạy con đọc. Họ đã chia sẻ với chúng tôi kinh nghiệm, sự hân hoan và
đôi khi là cả sự chán nản. Họ đã miêu tả cuộc cách mạng và những chiến thắng của chính mình. Bên
cạnh đó, họ còn đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc.
Những bức thư như thế chính là nguồn kiến thức vô giá và sự hiểu biết tuyệt vời về thế giới trẻ thơ.
Họ cũng là những minh chứng hùng hồn nhất trong lịch sử thế giới chứng minh rằng trẻ em có thể
học đọc, nên học đọc và sẽ học đọc và điều quan trọng nhất là những gì sẽ xảy ra khi các em đến tuổi
đi học và trưởng thành.
Cuốn sách này cực kì quan trọng với thế hệ những ông bố bà mẹ trẻ hiện nay, những người luôn coi
con cái mình là ưu tiên hàng đầu.
Chương 7 của cuốn sách có thay đổi so với bản gốc, không phải là thay đổi về những nguyên tắc đã
đưa ra trước đây mà chỉ là điều chỉnh chúng theo những kinh nghiệm phong phú của các bậc phụ huynh
trên toàn thế giới.
Chương 8 cũng là một chương hoàn toàn mới so với bản gốc với những chi tiết về các cách tiếp cận
trẻ theo từng giai đoạn: sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu nhi
Chương 9 cũng mới được bổ sung thêm phần trả lời hai câu hỏi thường gặp nhất khi dạy con đọc là:
1. “Điều gì sẽ xảy ra khi các bé đến tuổi đi học?”
2. “Điều gì sẽ xảy ra khi các em trưởng thành?”
Đây là những câu trả lời từ chính bố mẹ. Chúng không được rút ra từ những vấn đề lí thuyết, mà
chính là từ sự trải nghiệm thực tế với con cái của những vị phụ huynh tuyệt vời.
Hãy vui vẻ, nhẹ nhàng như làn gió và tận hưởng từng giây phút bên con bạn.
Ở viện nghiên cứu, dù là nam hay nữ cũng không có một ai theo chủ nghĩa sô vanh. Chúng tôi yêu
quí tất cả các vị phụ huynh và trẻ em, không phân biệt nam nữ. Để giải quyết vấn đề đau đầu là phải
nhắc đến người khác như “người đàn ông đã trưởng thành” hay “cô bé con”, trong phần lớn cuốn sách
này chúng tôi gọi các bậc phụ huynh là mẹ và gọi các bé là trẻ.
Trân trọng
Glenn Doman
Lời tựa
Bắt đầu một dự án nghiên cứu cũng giống như lên một chuyến tàu mà chưa biết điểm đến. Chuyến
hành trình ấy đầy bí ẩn và thú vị mà bạn sẽ không bao giờ biết được mình ngồi khoang hạng sang hay
hạng ba, trên tàu có phục vụ bữa tối hay không, rồi nó sẽ chỉ tiêu tốn của bạn một đô la hay tất cả gia
tài, và trên hết là sẽ kết thúc ở nơi bạn định đến hay một nơi bạn chưa bao giờ mơ tới.
Khi các thành viên trong đoàn nghiên cứu của chúng tôi lên tàu ở những ga khác nhau, chúng tôi đều
hy vọng rằng điểm đến cuối cùng sẽ là phương pháp trị liệu tốt hơn cho trẻ bị tổn thương não. Không
ai trong chúng tôi nghĩ rằng nếu đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ phải ngồi mãi trên tàu mà điểm
đến là nơi những trẻ bị tổn thương não có thể giỏi hơn những trẻ bình thường.
Chuyến đi này đã kéo dài nửa thế kỉ. Danh sách hành khách ban đầu chỉ có một bác sĩ phẫu thuật
não, bác sĩ lý liệu pháp (chuyên về thuốc và hồi sức), một chuyên gia vật lí trị liệu, diễn giả, nhà tâm
lí, nhà giáo dục và một y tá. Giờ đây thì đoàn đã có hơn 100 người với rất nhiều chuyên gia trong
nhiều lĩnh vực.
Chúng tôi bắt đầu bằng cách tiếp cận vấn đề cơ bản nhất mà những trẻ em bị tổn thương não 50 năm
trước phải đối mặt. Đó là vấn đề về sự nhận dạng. Có ba nhóm trẻ em gặp phải vấn đề này, và thường
bị ghép vào chung một nhóm giống nhau. Thực tế chúng không phải là những anh em họ nhiều đời.
Chúng được nhóm lại với nhau vì những lí do rất đơn giản như vẻ ngoài giống nhau và đôi khi là cả
hành động giống nhau.
Ba nhóm trẻ này gồm: nhóm trẻ bị tổn thương não, suy yếu cả về mặt chất lượng và số lượng; nhóm
trẻ bị rối loạn tinh thần với bộ não bình thường về mặt thể chất nhưng không thể suy nghĩ và cuối cùng
là nhóm trẻ bị tổn thương não dù có bộ não tốt nhưng lại bị tổn thương về thể chất.
Chúng tôi chỉ quan tâm đến nhóm trẻ cuối cùng, nhóm vốn được cho là có bộ não hoàn hảo nhưng
lại bị tổn thương. Chúng tôi nghiên cứu nhóm trẻ này là vì dù số lượng những trẻ bị thiếu hụt và rối
loạn tinh thần thực sự còn ít nhưng đã có hàng trăm nghìn trẻ em đã và đ ...