Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu 'dạy trẻ kinh doanh từ bé', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy Trẻ Kinh Doanh Từ Bé
Dạy Trẻ Kinh Doanh Từ Bé
Duane Spires -CEO của công ty Extreme Youth Sports (EYS – công ty chuyên tổ chức
các hoạt động ngoại khóa và trại hè cho trẻ em) đã đúc rút mười bước để dạy trẻ làm
quen với công việc kinh doanh.
Ngày nay, hầu hết các chủ doanh nghiệp không muốn con em mình dừng lại ở mức độ
thành công như họ. Họ muốn con em họ thật thành công với việc tạo lập doanh nghiệp
riêng. Duane Spires - giám đốc điều hành của công ty Extreme Youth Sports (EYS –
công ty chuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa và trại hè cho trẻ em) đã đúc rút mười
bước để dạy trẻ làm quen với công việc kinh doanh.
1. Đề ra mục tiêu - điều thiết yếu để chạm tới thành công
Dạy con trẻ cách thức đề ra mục tiêu và hoàn thành mục tiêu của bản thân chúng là một
hoạt động vui vẻ và thú vị! Bạn có biết rằng nếu bạn viết mục tiêu của mình ra giấy một
cách chi tiết, khả năng bạn đạt được mục tiêu đó tăng lên đến trên 80%?
Dạy bằng cách nào: Yêu cầu con bạn suy nghĩ và viết ra 10 mục tiêu mà chúng quan tâm
nhất, sau đó hãy giúp con chọn một mục tiêu mà theo bạn là có tác động tích cực nhất tới
cuộc sống sau này của chúng. Nhắc nhở con tập trung vào mục tiêu này. Tiếp theo, cùng
con lập ra các bước cần thiết để hoàn thành mục tiêu thú vị này và khuyến khích con
hành động ngay từ lúc đó.
2. Học cách nhận biết và nắm bắt cơ hội
Có một sự thật rằng hàng ngày, nhiều người trong chúng ta vẫn bỏ lỡ những cơ hội quý
giá. Dạy lũ trẻ cách tìm kiếm và nắm bắt cơ hội là một trong những cách thức làm tăng cơ
hội thành công của chúng trong tương lai.
Dạy bằng cách nào: Khen ngợi, khích lệ, động viên chúng ngay cả đối với những chuyện
nhỏ nhặt hoặc những vấp ngã khiến chúng đau khổ như: bánh mì bị ngấm nước trong giờ
ăn trưa hay không thể với đến những đồ vật ở trên giá cao. Áp dụng giải pháp brainstorm
– tập trung suy nghĩ sẽ giúp chúng tìm kiếm giải pháp tối ưu để giải quyết khó khăn thay
vì chỉ tập trung vào vấn đề. Thói quen này còn cho phép chúng nảy sinh những ý
tưởng có lợi cho doanh nghiệp tương lai của mình.
3. Kỹ năng bán hàng – tác động tới mọi giai đoạn của cuộc sống
Kỹ năng này phát huy tác dụng trong suốt cuộc đời lũ trẻ. Từ bán sản phẩm và dịch vụ
cho khách hàng đến thu hút vốn từ các nhà đầu tư... Kỹ năng này vô cùng quan trọng cho
sự thành công trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào.
Dạy bằng cách nào: Khuyến khích lũ trẻ bắt đầu với các dự án nhỏ như bán đồ chơi cũ,
nước chanh, hay bán hàng handmade. Hãy để chúng tự định giá, chào bán các sản phẩm
và thực hiện giao dịch.
4. Khả năng quản lý tài chính – điều bắt buộc
Dạy con trẻ về tiền bạc khi con còn nhỏ sẽ giúp các bé có được một nền tảng kiến thức tài
chính vững chắc mà hiếm ngôi trường nào có thể dạy được.
Dạy bằng cách nào: Tạo cơ hội cho lũ trẻ tự kiếm tiền thông qua việc vặt, các kế hoạch
kinh doanh nho nhỏ hay thậm chí là giúp đỡ công việc kinh doanh của chính bạn. Dạy
chúng tự thanh toán. Dạy chúng về đầu tư và cách thức tiền sử dụng tiền của mình để
“tạo ra thêm tiền” trong tương lai. Giúp chúng mở một tài khoản ngân hàng và học cách
quản lý thu nhập của mình.
5. Cảm hứng sáng tạo – rèn luyện kỹ năng tiếp thị
Dạy lũ trẻ về tiếp thị là một cách tuyệt vời để chuẩn bị cho chúng thu hút khách hàng cho
doanh nghiệp trong tương lai của chúng bởi lẽ nếu như không có khách hàng, ngay cả
doanh nghiệp lớn nhất sẽ sụp đổ.
Dạy bằng cách nào: Tạo ra lòng hiếu kỳ khám phá cho trẻ em về việc quan sát các
phương tiện tiếp thị như bảng, biểu ngữ quảng cáo ở phía trước cửa doanh nghiệp, quảng
cáo trên các tạp chí và trên truyền hình, đài phát thanh. Yêu cầu chúng chú ý tới các
thông điệp và khuyến khích chúng suy nghĩ về phương tiện tiếp thị cho doanh nghiệp
trong ý tưởng của chúng.
6. Các trường học thường có quan niệm sai lầm về THẤT BẠI
Hẳn là ở trường, chúng ta đều được dạy rằng thất bại là không tốt. Trong lĩnh vực kinh
doanh, thất bại có thể trở thành một cơ hội nếu bạn biết cách đúc rút những kinh nghiệm
quý báu cho bản thân.. Napoleon Hill, tác giả của cuốn sách “Nghĩ giàu - làm giàu” từng
chia sẻ: Mỗi lần thất bại là một lần ta có được một hạt giống nảy nở thành lợi ích ngang
bằng hoặc lớn hơn những gì bạn đã mất đi.
Chấp nhận thất bại của con trẻ là động lực giúp chúng tìm ra những con đường mới để
hoàn thành mục tiêu và học hỏi từ những sai lầm của mình. Hơn nữa, điều này còn mang
lại sự tự tin và kiên trì cho trẻ, nhất là trong những thời điểm khó khăn.
Dạy bằng cách nào: Khi trẻ gặp thất bại, thay vì trừng phạt, hãy cùng con tìm ra những
yếu tố dẫn đến thất bại và cùng suy nghĩ cách để thất bại này sẽ không xảy ra thêm một
lần nào nữa. Luôn tìm kiếm cơ hội học hỏi và khuyến khích con không bao giờ TỪ BỎ.
7. Giao tiếp hiệu quả - Thúc đẩy mọi mối quan hệ
Hầu hết trẻ em ngày nay đều coi giao tiếp mặt đối mặt và điện thoại là điều “khủng
khiếp” bởi sự phổ biến của các phương tiện truyền thông xã hội và tin nhắn văn bản. ...