Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người, nó được ví như “thời kỳ vàng của cuộc đời”. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã hội và những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy trẻ mầm non (0-6 tuổi) phát triển trí thông minh sáng tạo Dạy trẻ mầm non (0-6 tuổi) phát triển trí thông minh sáng tạo Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình pháttriển cuộc đời của mỗi con người, nó được ví như “thời kỳ vàng của cuộcđời”. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vậnđộng, tâm lý xã hội và những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệtcủa não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời đã khẳng định sự pháttriển của trẻ từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nênthể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Vì vậy tronggiai đoạn mầm non các bậc cha mẹ nên đặc biệt chú tâm giúp trẻ phát triểnvề thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên củanhân cách. Vấn đề là các bậc cha mẹ giới doanh nhân thường rất bận rộn vàkhông có nhiều thời gian dành cho gia đình, con cái. Với mỗi tuổi khácnhau, trẻ có đặc điểm tâm lý riêng. Nắm được đặc điểm này, cha mẹ sẽ cócách giáo dục phù hợp với quỹ thời gian hạn hẹp. Ở độ tuổi này bé chưa biết nói nhưng đã có khả năng hiểu ngôn ngữ.Lúc này, mọi thứ xung quanh đều rất mới mẻ với bé và bé thường sử dụngmồm, tay để khám phá. Ở tuổi này bé cần được nghe tiếng mẹ đẻ thật nhiều. Cách tác động vào trí não trẻ Giai đoạn này bố mẹ nên tận dụng mọi lúc khi bế, lúc tắm, thay đồ…để nói chuyện hay đơn giản chỉ là ê a với con. Điều này giúp bé phát huykhả năng hiểu ngôn ngữ và sẽ rất tốt cho việc phát triển trí tuệ của bé saunày. Trò chơi giúp trẻ 1-2 tuổi tăng khả năng quan sát ghi nhớ Bé 1-2 tuổi bắt đầu có nhu cầu chơi bên cạnh người khác, hình thànhphản xạ quen lạ, tập nói. Phụ huynh nên thường xuyên trò chuyện cùng bé,cho bé chơi những đồ chơi có màu sắc, phát ra âm thanh để giúp bé hìnhthành các phản xạ, tăng khả năng quan sát ghi nhớ. Cách chơi với trẻ ở độ tuổi này • Cho trẻ phân biệt các màu sắc khác nhau, tìm các màu sắc giốngnhau trên các đồ chơi và đồ vật xung quanh trẻ; hoặc chơi các đồ chơi xếphình, tìm những chi tiết cần thiết trên một đồ chơi như tìm được mắt, mũi,tay, chân, tóc… của búp bê. …. Trẻ tuổi này thích được người lớn sai, ví dụtrẻ lấy hộ các đồ vật, để tạo xúc cảm tích cực và yêu cầu trẻ gọi tên và nhắcđi nhắc lại tên các đồ vật, con vật. • Ngoài ra, bố mẹ cũng cần theo dõi xem con có hiểu ngôn ngữ khôngbằng cách luôn đặt câu hỏi, nhờ bé tìm đồ, chỉ đồ vật….Bố mẹ nên tăngcường cho bé khả năng quan sát, chơi cùng bạn. Cho bé nghe và vận độngnhiều (bò, lê la, tập di chuyển đồ chơi, lần tường…) để con nhanh biết nói. Bé 2-3 tuổi cần được hổ trợ để phát triển ngôn ngữ Đây là giai đoạn tối ưu cho sự phát triển ngôn ngữ. Từ 2- 3 tuổi cũnglà lúc bé hay bắt chước nhất. Trẻ ở tuổi này hay dỗi, bắt đầu hình thành cáitôi bướng bỉnh, làm cho cha mẹ cảm thấy rất khó bảo. Các bé rất thích đượckhen ngợi và thừa nhận. Ở giai đoạn này tiếp tục khuyến khích bé nói. Phương pháp giúp bé phát triển ngôn ngữ: • Bố mẹ cần làm mọi cách làm cho ngôn ngữ bên trong bé được “tuôntrào”. Chẳng hạn, bạn có thể đặt câu hỏi, khơi gợi cho bé nói ra các nhu cầu,nếu trẻ nói được từ nào đó cần nhắc đi nhắc lại để con thành thục. • Bố mẹ nên thường xuyên đọc truyện cho con nghe. Các bé sẽ rấtthích thú các mẫu chuyện tranh ngắn, nội dung đơn giản, có thể là do mẹ tựnghĩ ra. Trò chơi cắt dán, đóng vai, đóng kịch, những đồ chơi trực quan…cũng có sức hấp dẫn lớn với bé. • Bố mẹ cần chú ý cách ăn nói, hành vi của mình. Vì bé ở độ tuổi nàysẽ bắt chước rất nhanh. • Khi con bước vào tuổi này, bạn có thể rèn cho bé kỹ năng đi vệ sinh(cầm bô, đổ bô…) và tự chăm sóc mình cũng như biết cách nhờ người khácgiúp đỡ. Bố mẹ cũng nên dạy con vài thói quen tự phục vụ như tập gấp khănmặt, cất đồ chơi… • Nên khuyến khích tính độc lập của trẻ và khen mỗi khi bé làm đượcđiều tốt. Khi con không nghe lời, bạn cũng chớ tỏ ra quá lo lắng mà cứ kiêntrì giải thích, tránh đánh, chửi, doạ dẫm. Giúp bé 3-5 tuổi phát huy khả năng sáng tạo Từ 3 tuổi trở đi cần phải chuyển dần sang giáo dục tư duy cho trẻ, tứclà chuyển dần sang cách dạy khuyến khích trẻ phải tự suy nghĩ. Đ ược 3 tuổi,não bộ đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt não trước. Đây là vùng não phụtrách tư duy, nên khả năng suy nghĩ của trẻ đến 3 tuổi tiến bộ đáng kể. Càngcho trẻ 3 tuổi chơi trò chơi tư duy nhiều, càng khiến trẻ trở thành người cókhả năng tư duy tốt hơn, chỉ số thông minh cũng cao hơn. Bằng những cách sau bố mẹ sẽ giúp trẻ sáng tạo hơn: • Vào thời kì này phải cho trẻ chơi những đồ chơi đòi hỏi sự vận dụngđầu óc suy nghĩ mới được. Thích hợp nhất những trò chơi để trẻ tự suy nghĩ,tự lắp ráp, sáng tạo ra những cách chơi, cách khám phá mới, tạo ra đồ vậtmới. Ví dụ như bộ đồ chơi gồm các miếng gỗ dẹ ...