Danh mục

Dạy trẻ ứng phó khi bị bắt nạt

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.05 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trẻ ra khỏi nhà đi chơi ở nơi công cộng hoặc đi học ở trường có thể bị bạn hoặc trẻ lớn bắt nạt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy trẻ ứng phó khi bị bắt nạt Dạy trẻ ứng phó khi bị bắt nạtTrẻ ra khỏi nhà đi chơi ở nơi công cộng hoặc đi học ởtrường có thể bị bạn hoặc trẻ lớn bắt nạt.Trẻ đi học ở trường có thể bị trẻ lớn bắt nạt (minh họa - googleimage)Có ba loại bắt nạt- Loại một: bắt nạt bằng hành động như cấu, cắn, giậttóc, giật đồ…- Loại hai: bắt nạt bằng lời nói như chê xấu, gọi trẻbằng biệt danh xấu, hù dọa…- Loại ba: bắt nạt bằng tẩy chay.Nhiều trẻ sợ hãi không dám đi chơi hoặc không thíchđi học do sợ bị bắt nạt. Phần lớn các trường hợp trẻkể lại chuyện mình bị bắt nạt cho bố mẹ biết, nhưngmột số lại không dám kể vì sợ bị bố mẹ mắng hoặc sợbạn trả thù.Nếu việc trẻ bị bắt nạt không giải quyết sớm để lâungày sẽ hình thành ở trẻ tính cách thu mình, rụt rè,kém tự tin, thiếu bản lĩnh.Trong trường hợp trẻ kể lại, bố mẹ nghe xong nênbình tĩnh, tránh phê phán trẻ là ngu dốt hoặc hèn nhátvì đã để bị bắt nạt. Bố mẹ nên phân tích tình hình xảyra và dạy trẻ cách ứng phó: Có nhiều dạng bắt nạt như: tẩy chay, bình phẩm xấu...(google images)- Dạy trẻ nói với bạn là không được làm thế. Nếu bạncòn bắt nạt trẻ sẽ không chơi với bạn nữa.- Bố mẹ trao đổi với giáo viên để tìm sự trợ giúp.Giáo viên sẽ nhắc nhở bạn hoặc có hình thức cảnhcáo nếu bạn còn tái phạm…- Gặp bạn đã bắt nạt con mình để nhắc nhở hoặc gặpphụ huynh của bạn ấy để nhắc nhở gia đình đó bảoban giáo dục.- Dạy trẻ bảo vệ đồ dùng của mình như: đồ dùng họctập, vật dụng của bản thân… và nói cho trẻ hiểu đó làđồ riêng của mình không ai được tự tiện lấy nếukhông hỏi trẻ. Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên kiểm trađồ dùng của trẻ để biết xem trẻ có bị bạn lấy mất haykhông.- Động viên trẻ bình tĩnh nếu bị bạn bắt nạt. Nếu trẻkhông biết cách phản ứng lại một cách cứng rắn,khóc lóc hoặc sợ hãi thì trẻ sẽ lại bị bắt nạt lần sau.- Luôn tạo cho trẻ lòng tin vào việc trẻ sẽ có nhiềubạn tốt nếu trẻ đối tốt với bạn như biết giúp nhau khibạn gặp khó khăn, luôn chuyện trò vui vẻ cùng cácbạn, tham gia những sinh hoạt nhóm, vui chơi lànhmạnh. Ths, Bs Quách Thúy Minh (BV Nhi Trung Ương)

Tài liệu được xem nhiều: