Danh mục

Dạy văn ở tiểu học - Phần 3

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.59 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc biệt, các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng đều có những tiểu thuyết dài hơi, phản ánh được nhiều vấn đề của đất nước, của xã hội trong những thời kì lịch sử khác nhau của dân tộc. Trong những năm chống Mĩ cứu nước, thể kí đã xung trận. Với lợi thế nhanh nhạy, sắc bén kí đã kịp thời biểu dương những sự việc, những con người trong sản xuất và trong chiến đấu. Cây bút Nguyễn Tuân vẫn giữ được những nét đặc sắc về phong cách của mình ở thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy văn ở tiểu học - Phần 3Thành Long; về tiểu thuyết có Nguyên Ngọc, Phan Tứ, Nguyễn Minh Châu,Nguyễn Khải, Chu Văn...Đặc biệt, các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, NguyễnĐình Thi, Nguyên Hồng đều có những tiểu thuyết dài hơi, phản ánh đượcnhiều vấn đề của đất nước, của xã hội trong những thời kì lịch sử khác nhaucủa dân tộc. Trong những năm chống Mĩ cứu nước, thể kí đã xung trận. Với lợi thếnhanh nhạy, sắc bén kí đã kịp thời biểu dương những sự việc, những conngười trong sản xuất và trong chiến đấu. Cây bút Nguyễn Tuân vẫn giữ đượcnhững nét đặc sắc về phong cách của mình ở thể loại này. 2.3.3. Một vài đặc điểm của văn học Việt Nam 1945 – 1975 Nhìn chung, nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có mấy đặcđiểm cơ bản dưới đây: a). Nền văn học được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Tổ quốc và Nhân dân. Đường lối văn nghệ của Đảng coi văn nghệ là vũ khí tư tưởng, có sứcmạnh to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này đã đượcthể hiện rõ trong Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam (1948) của đồng chíTrường Chinh: mặt trận văn nghệ nằm trong Mặt trận dân tộc thống nhất.Trong Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951, Chủ tịch Hồ ChíMinh cũng nói rõ: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em làchiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật cónhiệm vụ nhất định, tức là: phụng sự kháng chiến, phụng sự nhân dân, trướchết là công, nông, binh”. Dưới ánh sáng tư tưởng ấy của Đảng, các văn nghệ sĩ đã đem hết tàinăng và trí tuệ của mình phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc trongsuốt hai cuộc kháng chiến trường kì. Văn học luôn bám sát những nhiệm vụlớn của từng giai đoạn cách mạng, đã kịp thời cổ vũ, động viên chủ nghĩayêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của mọi tầng lớp nhân dân, đã 44góp một phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của toàn dân tộc. Chính vì vậy,nền văn học này đã được Đảng đánh giá rất cao: “xứng đáng đứng vào hàngngũ tiên phong của những nền văn học chống chủ nghĩa đế quốc trong thờiđại ngày nay” (Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộngsản Việt Nam tại Đại hội lần thứ IV của Đảng – 1976). b). Nền văn học phản ánh hiện thực cách mạng với nhiệt tình của chủ nghĩa yêu nước và lí tưởng chủ nghĩa xã hội. Nền văn học cách mạng thực sự gắn bó với vận mệnh của Tổ quốc vàNhân dân, coi hiện thực cách mạng là đối tượng để phản ánh, khám phá vàsáng tạo. Nhiệt tình phản ánh, khám phá và sáng tạo luôn được tập trung vàonhững chủ đề có ý nghĩa lớn, những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc.Nền văn học này đã xây dựng được nhiều hình tượng kì vĩ về Đất nước vàCon người Việt Nam trong 30 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất, làmsáng ngời thêm truyền thống nhân nghĩa, thuỷ chung của dân tộc trong mộtgiai đoạn đầy khó khăn gian khổ. Nhiệt tình của chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ hồng xuyên suốt cả giaiđoạn văn học này. Đây là nét đẹp truyền thống của đời sống dân tộc và cũnglà nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của văn học nước nhà. Lòng yêunước được biểu lộ ở mọi phương diện của đời sống con người, đồng thờicũng gắn liền với tinh thần thời đại mới khi nhân dân làm chủ đất nước, làmchủ vận mệnh của dân tộc mình. Lí tưởng xã hội chủ nghĩa cũng là một nguồn cảm hứng lớn cho vănvăn học ở giai đoạn này. Sau thắng lợi chống thực dân Pháp, một nửa đấtnước đi vào công cuộc xây dựng xã hội mới với tinh thần phấn khởi, hàohứng, những cũng không kém phần gay go, phức tạp. Từ những năm 1955 –1965, văn học đã có nhiều cố gắng trong việc phản ánh mối quan hệ tốt đẹpgiữa người và người và những cuộc đấu tranh gay gắt cho sự thắng thế của lítưởng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm chống Mĩ cứu nước (từ 1965 đến 451975), quyết tâm thống nhất đất nước luôn gắn liền với lí tưởng xã hội chủnghĩa. Đây chính là nhiệm vụ trọng đại của dân tộc và cũng là nguồn cảmhứng mãnh liệt cho văn học hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn này. c). Nền văn học hướng về đại chúng, chủ yếu là công – nông – binh và mang đậm tính nhân dân Quần chúng nhân dân được cách mạng giải phóng và trở thành lựclượng hùng hậu của cách mạng. Lấy đối tượng là quần chúng nhân dân, màchủ yếu là công – nông – binh, để nhận thức, khám phá và sáng tạo gần nhưlà tâm nguyện của mỗi cây bút đi theo cách mạng và kháng chiến. Trongnhững năm kháng chiến chống Pháp, nhiều hình ảnh cá nhân và tập thể đãđi vào thơ ca, truyện, kí. Trong hoà bình xây dựng, hình ảnh những ngườilao đông làm chủ đã được lưu dấu trong nhiều tác phẩm văn học. Và trongnhững năm chống Mĩ cứu nước, văn học đã thể hiện một cách chân thực vàhùng hồn chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam được bộc lộ trong mọitầng lớp quần chúng nhân dân, đặc biệt là ở thế hệ trẻ - thế hệ “xẻ dọcTrường Sơn đi cứu nước”. Nền văn học mang đậm tính nhân dân được ...

Tài liệu được xem nhiều: