Danh mục

Dạy văn ở tiểu học - Phần 7

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cũng vì thế, việc lựa chọn đề tài luôn luôn được đặt ra đối với các nhà văn. Đề tài có ý nghĩa lớn, thì cũng đem lại một giá trị nhất định cho tác phẩm. b). Chủ đề và tư tưởng Chủ đề là những vấn đề chủ yếu hoặc ý nghĩa cơ bản của đề tài được nhà văn tập trung thể hiện trong tác phẩm. Điều này cho thấy tương đối rõ khi có nhiều tác giả cùng viết về một đề tài. Chẳng hạn, cùng viết về Bác Hồ, nhưng “Đêm nay Bác không ngủ”...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy văn ở tiểu học - Phần 7dân tộc, thì vẫn được đặt lên hàng đầu trong sự quan tâm của các nhà văn.Cũng vì thế, việc lựa chọn đề tài luôn luôn được đặt ra đối với các nhà văn.Đề tài có ý nghĩa lớn, thì cũng đem lại một giá trị nhất định cho tác phẩm. b). Chủ đề và tư tưởng Chủ đề là những vấn đề chủ yếu hoặc ý nghĩa cơ bản của đề tài đượcnhà văn tập trung thể hiện trong tác phẩm. Điều này cho thấy tương đối rõkhi có nhiều tác giả cùng viết về một đề tài. Chẳng hạn, cùng viết về BácHồ, nhưng “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ tập trung thể hiện tìnhthương yêu mênh mông của Bác đối với bộ đội, dân công và lòng kính yêuchân thành, hồn hậu của anh bộ đội đối với Bác. Còn ở bài “Người đi tìmhình của nước” của Chế Lan Viên lại tập trung thể hiện một khía cạnh khác:Bác Hồ là người đi tìm con đường độc lập tự do cho non sông đất nước. Vàcòn ở bài “Bác ơi” của Tố Hữu lại tập trung thể hiện đức hi sinh cao cả, nỗithương đời bao la của Bác dành cho con người và cỏ cây hoa trái trên đấtnước này. Chủ đề văn học thường mang tính xã hội và lịch sử, vì chính nó là sảnphẩm của một xã hội và lịch sử xác định. Tính khái quát của chủ đề có thểlàm cho ý nghĩa phổ biến của mỗi vấn đề vượt cả không gian, thời gian đểtrở thành vĩnh cửu, có tính chất nhân loại, như chủ đề tình yêu, hạnh phúc,tự do, cường quyền, công lí.... Chủ đề là phần quan trọng nhất của nội dung, nhưng ý nghĩa quyếtđịnh lại ở vai trò của tư tưởng tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm văn họcchính là cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết của nhà văn đối với đề tàivà chủ đề của tác phẩm. ở tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ta nhận thấychủ đề là số phận đắng cay của người nông dân Việt Nam trước cách mạngTháng tám. Tư tưởng của “Tắt đèn” thể hiện ở việc lý giải, chỉ rõ nhữngnguyên nhân, làm cho cuộc sống của người nông dân trở nên cùng cực và từ 95đó toát lên ý: phải xoá bỏ cái chế độ bất công, người bóc lột người tàn bạoấy. Tư tưởng của tác phẩm gắn bó rất mật thiết với chủ đề, nó là yếu tốquan trọng trong nội dung tác phẩm, thể hiện chiều sâu trong sự phản ánhcủa tác phẩm. Đó là sự thống nhất để tạo nên toàn bộ nội dung của tác phẩmvăn học. Việc phân tích nội dung của một tác phẩm không có gì khác là phântích cơ sở chủ đề, tư tưởng thống nhất của tác phẩm đó để tìm ra cách nhìnnhận và đánh giá của nhà văn về các hiên tượng của đời sống đã được trìnhbày trong tác phẩm. Đối với những tác phẩm có nội dung cụ thể rộng lớn, bao quát đượcmột phạm vi đời sống với một cốt truyện và một số lượng nhân vật đa dạng,thì người ta còn phân biệt ra chủ đề chính với chủ đề phụ. Trong trường hợpnày, nói tư tưởng tức là nói tập trung vào tư tưởng chủ đề chính. Xác địnhtính chất nhiều chủ đề và tư tưởng trong một tác phẩm như vậy là một việclàm rất cần thiết, nó chống lại lối đơn giản hoá, làm cho tác phẩm nghèo nànđi chỉ bằng một chủ đề duy nhất, một tư tưởng duy nhất. Tóm lại, đề tài, chủ đề và tư tưởng là những yếu tố cơ bản của nộidung một tác phẩm văn học. Các yếu tố này biểu hiện những cấp độ khácnhau của nội dung một tác phẩm hoàn chỉnh, chúng không đồng nhất, nhưngrất thống nhất với nhau. Việc phân biệt các yếu tố này chỉ có ý nghĩa tươngđối trong quá trình phân tích để định danh mà thôi. c). Kết cấu Trong tác phẩm văn học có nhiều sự kiện, nhiều yếu tố phức tạp vàsinh động được trình bày, sắp xếp theo một trật tự và một hệ thống nhấtđịnh. Cái trật tự và hệ thống phản ánh được toàn bộ cơ cấu tổ chức nghệthuật của một tác phẩm chính là kết cấu của tác phẩm đó. 96 Cần có sự phân biệt giữa kết cấu và bố cục. Bố cục là việc dàn dựng,sắp xếp phân bố từng phần, từng đoạn, từng chương trong tác phẩm. Bố cụcđược coi là kết cấu bộ mặt, là kết cấu hình thức, và là một bộ phận của kếtcấu tác phẩm. Khái niệm kết cấu có ý nghĩa rộng và sâu hơn: Kết cấu ngoài ý nghĩabố cục ra, còn là việc tổ chức, xây dựng mối quan hệ bên trong giữa các bộphận của tác phẩm, nhằm phát hiện tâm lý, tính cách và hình tượng nhân vậtmột cách hợp lý nhất, thể hiện được ý nghĩa của tác phẩm một cách sâu sắcnhất. Nói cách khác, kết cấu tác phẩm là một hệ thống những vị trí, nhữngđiểm nhìn để giúp người đọc có thể nhìn ngắm, quan sát từ bên ngoài vàobên trong của tác phẩm, nhằm tìm kiếm, khám phá những vẻ đẹp khác nhaucủa hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra. Muốn tìm hiểu tác phẩm về mặt kết cấu, có thể nhìn nhận ở các khíacạnh chính là: Kết cấu ấy có phục vụ gì cho nhiệm vụ và yêu cầu của chủ đểvà tư tưởng của tác phẩm hay không? Kết cấu ấy có giúp ích gì cho việc thểhiện và phát triển tính cách nhân vật? Và kết cấu ấy có hoàn chỉnh và nhấtquán hay không? Quan tâm và làm rõ được các khía cạnh trên, người đọc đãcó thể hiểu được bản chất và vai trò của kết cấu trong việc thể hiện nội dungtác phẩm, đồng thời cũng thấy được tài năng của nhà văn trong việc sử ...

Tài liệu được xem nhiều: