Danh mục

Đề án 'Container hoá trong vận tải biển ở Việt Nam'

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.84 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam có bờ biển dài trên 3.000km, là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển hàng hải. Đây là công nghệ đem lại những hiệu quả to lớn mà nhiều nước đã sử dụng như ngành mũi nhọn để đi lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vậy, sau dầu khí, dệt may, tin học - điện tử... tại sao chúng ta lại không chọn hàng hải là ngành phát triển mũi nhọn trong tương lai. Để trả lời được câu hỏi trên, cần phải có sự nỗ lực chung của toàn ngành, cũng như sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề án “Container hoá trong vận tải biển ở Việt Nam” Trường……………………. khoa………………………. Đề án“Container hoá trong vận tải biển ở Việt Nam”Đề án kinh tế thương mại LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam có bờ biển dài trên 3.000km, là điều kiện hết sức thuận lợiđể phát triển hàng hải. Đây là công nghệ đem lại những hiệu quả to lớn mànhiều nước đã sử dụng như ngành mũi nhọn để đi lên công nghiệp hoá -hiện đại hoá. Vậy, sau dầu khí, dệt may, tin học - điện tử... tại sao chúng talại không chọn hàng hải là ngành phát triển mũi nhọn trong tương lai !? Để trả lời được câu hỏi trên, cần phải có sự nỗ lực chung của toànngành, cũng như sự hỗ trợ của nhà nước. Trong khuôn khổ bài viết này, emxin trình bày về vấn đề : “Container hoá trong vận tải biển ở Việt Nam”.Container hoá trong vận tải biển được coi là xu hướng chung của vận tảibiển quốc tế trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới. Vì vậy, đánhgiá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề ra các yêu cầu, giải pháp cho quátrình phát triển của Container hoá trong vận tải biển ở nước ta là nội dungchính mà bài viết đưa ra nhằm góp phần tạo động lực phát triển cho ngànhhàng hải Việt Nam. Thông qua bài viết, em xin được chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướngdẫn nhiệt tình của thầy giáo: PGS.TS Hoàng Đức Thân và các thầy, cô giáotrong khoa Thương mại. Chắc chắn nội dung bài viết còn nhiều khiếm khuyết, sai sót. Vì vậy,em rất mong tiếp tục có được sự hướng dẫn của các thày, cô giáo để bàiviết được hoàn thiện hơn.Đề án kinh tế thương mại A> PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH CONTAINER HOÁ TRONG VẬN TẢI BIỂN < I > SỰ CẦN THIẾT VÀ HIỆU QUẢ CỦA VẬN TẢI BẰNG CONTAINER 1> Sự cần thiết của vận tải bằng Container Lịch sử đã chứng minh rằng những cuộc cách mạng khoa học - kỹthuật diễn ra trong đời sống của loài người đều được phản ánh trong cácngành vận tải. Cho đến nay, đã có ba cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuậtdiễn ra trong ngành giao thông vận tải. Cuộc cách mạng khoa học - kỹthuật lần thứ I đã diễn ra và đầu thế kỷ XIX. đặc trưng của cuộc cách mạngnày là áp dụng máy hơi nước vào công cụ vận tải. Việc áp dụng động cơđốt trong và động cơ điện vào ngành giao thông ở cuối thế kỷ XIX đượccoi là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II. Từ những năm 60 của thếkỷ XX đã bắt đầu áp dụng một dụng cụ vận tải đặc biệt, được gọi làContainer vào việc chuyên chở hàng hoá. Sử dụng rộng rãi Container vàochuyên chở hàng hoá đã làm thay đổi sâu sắc về nhiều mặt, không nhữngtrong bản thân ngành giao thông vận tải mà cả trong các ngành kinh tế kháccó nhu câù chuyên chở hàng hoá. Phương pháp chuyên trở hàng hoá bằngContainer mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn. Chính vì vậy, người tacoi Container hàng hoá là đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học - kỹthuật lần thứ III trong ngành giao thông vận tải. Nguyên nhân ra đời của Container hàng hoá là gì ? Như chúng ta đềubiết, vận tải hay nói đúng hơn hà quá trình vận tải luôn luôn được cải tiếnvà hoàn thiện. Mục đích chủ yếu của tiến bộ kỹ thuật và tổ chức quản lýtrong vận tải là rút ngắn thời gian chuyên chở, bảo đảm an toàn cho đốitượng chuyên chở và giảm đi chi phí đến mức thấp nhất. Thời gian chuyên chở thường gồm hai bộ phận : Thời gian công cụchạy trên đường vận chuyển và thời gian công cụ đỗ ở các điểm vận tải đểtiến hành xếp, dỡ và làm các nghiệp vụ khác. Việc tăng tốc độ kỹ thuật củacông cụ vận tải sẽ không đạt hiệu quả kinh tế cao nếu không giảm đượcĐề án kinh tế thương mạithời gian đỗ ở các điểm vận tải. Yếu tố cơ bản nhất để giảm thời gian xếp,dỡ là tăng cường cơ giới hoá khâu xếp, dỡ các điểm vận tải. Một biện phápquan trọng để giải quyết được cơ giới hoá toàn bộ các khâu xếp, dỡ hànghoá là tạo ra các kiện hàng hoá lớn thích hợp và được tiêu chuẩn hoá nhấtđịnh. Biện pháp này trong vận tải được gọi là “đơn vị hàng hoá”(Unitization). - Quá trình “đơn vị hàng hoá” diễn ra từ thấp đến cao, từ đơn giản hoáđên phức tạp. Hình thức đơn giản nhất là tạo ra những kiện hàng hoá nhỏbằng cách dùng các loại bao bì thông thường như: hòm đựng che, cà phêbằng gỗ ván ép, giấy cứng; kiện bông ép chặt bọc vải; phuy gỗ, phuy sắtđựng xăng, dầu... - Phương phát thứ hai là dùng Pallet, tạm dịch là “khay hàng” để tạora một đơn vị hàng hoá lớn hơn trong vận tải. Pallet là một công cụ để kếthợp nhiều kiện hàng nhỏ thành một kiện hàng lớn nhằm mục đích làmthuận tiện cho việc xép, dỡ, bảo quản và chuyên cở hàng hoá. Dùng Palletvà chuyên chở hàng hoá đã tạo điều kiện hạ giá thành vận tải nhiều hơn sovới phương pháp bao gói thông thường. - Phương pháp thứ ba tạo ra đơn vị hàng hoá trong vận tải là dùngContainer. Container cùng với hàng hoá xếp trong đó tạo thành một đơn vịhàng hoá lớn trong quá trình vận tải. Đó là một phương pháp “đơn vị hànghoá” hoàn thiện nhất và mang lại hiệu quả kinh tế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: