Danh mục

ĐỀ ÁN: 'Đào tạo phát triển nguồn nhân lực việt nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế',

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.72 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

_Đào tạo nguồn nhân lực: là quá trình trang bị những kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận một nghề nào đó, hay để làm tốt hơn một công việc nào đó, hoặc để làm những công việc khác trong tương lai. _Phát triển nguồn nhân lực: là toàn bộ những hoạt động tác động vào người lao động, để người lao động có đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu về lao động trong tương lai....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ ÁN: “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực việt nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, TRƯỜNG......................................... KHOA............................................. ĐỀ ÁN Đào tạo phát triển nguồn nhân lực việt nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế LỜI NÓI ĐẦU Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời bước đầu đang tiếp cận dần đến nền kinh tế tri thức, do đó nến kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch mạnh mẽ. Sự chuyển dịch kép từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, đòi hỏi chung ta phải có một nguồn nhân lực có đủ khả năng, đủ trình độ để đáp ứng những đòi hỏi khách quan của nó. Nhận thức được tầm quan trọng cấp thiết của vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Đảng va Nhà nước ta đã coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời đã đưa ra rất nhiều chính sách về giáo dục- đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ sự chú trọng đó, nguồn nhân lực nước ta đã có những bước tiến đáng kể, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, nguồn nhân lực nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, một phần là do vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập và chưa hợp lý. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực việt nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, để đánh giá, phân tích những mặt được và những mặt còn hạn chế của vấn đề đào tạo. Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Nội dung của đề án gồm ba chương chính: Chương I: Lý luận về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chương II: Thực trạng về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam Chương III: Giải pháp cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Vĩnh Giang đã hướng dẫn và giúp đỡ em, để em có thể hoàn thành đề án này. 1 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TIẾN TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói chung bao gồm hai mảng là đào tạo kiến thức phổ thông và đào tạo kiến thức chuyên nghiệp. Trong đề án này em chỉ xin đi sâu vào phần đào tạo kiến thức chuyên nghiệp. 1. KHÁI NIỆM: _Đào tạo nguồn nhân lực: là quá trình trang bị những kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận một nghề nào đó, hay để làm tốt hơn một công việc nào đó, hoặc để làm những công việc khác trong tương lai. _Phát triển nguồn nhân lực: là toàn bộ những hoạt động tác động vào người lao động, để người lao động có đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu về lao động trong tương lai. Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực có phạm vi hẹp hơn, nó chính là một nội dung của phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo chỉ mang tính chất ngắn hạn, để khắc phục những sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng cho những công việc hiện tại. Còn phát triển mang nghĩa rộng hơn, nó không chỉ bao gồm vấn đề đào tạo mà còn rất nhiều những vấn đề khác, như chăm sóc y tế, tuyên truyền sức khoẻ cộng đồng…nhằm phát triển nguồn nhân lực trên mọi phương diện. Về mặt thời gian, phát triển nguồn nhân lực mang tính chất dài hạn, lâu dài hơn trong nền kinh tế. 2. PHÂN LOẠI VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA ĐÀO TẠO: Nội dung nói chung của đào tạo gồm ba nội dung chính là: 2 _Đào tạo mới: tức là đào tạo cho những người chưa có nghề, để họ có được một nghề nào đó trong nền kinh tế. _Đào tạo lại: là đào tạo cho những người đã có nghề, nhưng nghề đó hiện không còn phù hợp nữa. _Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: là đào tạo cho những người đã có nghề, để họ có thể làm những công viêc phức tạp hơn, có yêu cầu trình độ cao hơn. Về phân loại đào tạo, thường thì đào tạo được phân ra làm hai loại là đào tạo công nhân kỹ thuật và đào tạo cán bộ chuyên môn. 1.1. ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT: Đào tạo công nhân kỹ thuật : là việc đào tạo trong các trường dậy nghề, các trung tâm dậy nghề, các cơ sở dậy nghề hay các lớp dậy nghề… Các phương pháp đào tạo công nhân kỹ thuật: _Đào tạo tại nơi làm việc: doanh nghiệp tổ chức đào tạo trực tiếp cho người lao động ngay tại nơi làm việc, học viên được học lý thuyết và thực hành ngay tại đó. Phương pháp này có hai hình thứclà một người đào tạo một người hoặc một người đào tạo một nhóm người. Ưu điểm của phương pháp này la rất đơn giản, đào tạo nhanh, với chi phí thấp. Trong quá trình đào tạo, người lao động vẫn đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, do có sự kết hợp luân phiên và đồng đều giữa lý thuyết và thực hành nên người lao động sẽ nắm bắt được rất nhanh. Nhược điểm của phương pháp đào tạo này là kiến thức đào tạo không bài bản và không mang tính hệ thống, đồng thời, người lao động sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi người hướng dẫn, trong đó có cả những nhược điểm của họ. Mặt khác, người hướng dẫn còn hạn chế về phương pháp giảng dậy và trình độ lành nghề. 3 _Đào tạo trong các lớp cạnh doanh nghiệp: doanh nghiệp tổ chức các lớp đào tạo cạnh doanh nghiệp, học viên sẽ được học lý thuyết ở trên lớp và được thực hành trong các phân xưởng của doanh nghiệp. Thường dùng phương pháp này để đào tạo cho công nhân mới vào nghề và công nhân có trình độ tay nghề cao. Ưu điểm của phương pháp này là lý thuyết đào tạo một cách có hệ thống, chi phí đào tạo thấp và bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn so với cử đi học chính quy. Đồng thời, do dụng được quy mô nên có thể giải quyết được nhu cầu cấp bách về số lương công nhân. Nhược điểm của ...

Tài liệu được xem nhiều: