Danh mục

Đề án “Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp”

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 350.20 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 16,500 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

,Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn cần Kiểm Soát chi tiêu để có tiền dành dụm, sử dụng cho các lĩnh vực khác. Các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp, một quốc gia dù theo con đường phát triển nào thì việc kiểm soát chi phí như là một hoạt động tất yếu khách quan. Tất cả đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là thu lợi để tái đầu tư cho tương lai, cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Trong cuốn “Bàn về Kiểm Kê, Kiểm Soát” Lênin đã viết “Khó khăn chủ yếu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề án “Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp” Trường............................. Khoa…………………. ĐỀ ÁN “Kiểm soát chi phítrong doanh nghiệp” LỜI NÓI ĐẦU Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn cần Kiểm Soát chi tiêu để cótiền dành dụm, sử dụng cho các lĩnh vực khác. Các tổ chức kinh doanh, cácdoanh nghiệp, một quốc gia dù theo con đường phát triển nào thì việc kiểmsoát chi phí như là một hoạt động tất yếu khách quan. Tất cả đều phải hướngtới mục tiêu cuối cùng là thu lợi để tái đầu tư cho tương lai, cạnh tranh, tồn tạivà phát triển. Trong cuốn “Bàn về Kiểm Kê, Kiểm Soát” Lênin đã viết “Khó khănchủ yếu ở trong lĩnh vực kinh tế là thực hiện ở khắp mọi nơi và hết sứcnghiêm ngặt sự kiểm kê, kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm cũngnhư tăng năng suất lao động...” (1). Với vai trò quan trọng đó “Kiểm soát chiphí” trở thành một khâu quan trọng, cần thiết trong hệ thống kiểm soát nội bộcủa mỗi quốc gia, doanh nghiệp và cả cá nhân. Để “Kiểm soát chi phí”thì cần phải đến sự chủ động cả bản thân tổchức, doanh nghiệp và yếu tố khách quan đó là sự tác động của quản lý nhànước. Trong khuôn khổ của đề án môn học em xin nghiên cứu yếu tố chủquan đó là “ Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp “, một chức năng trongquá trình quản lý, với mục tiêu là sử dụng hiệu quả nhất các khoản chi phí bỏra. Với tính chất nội dung đề tài em chỉ xin đưa ra những nội dung mangtính lý luận, tính thực tế của vấn đề nghiên cứu trong nền kinh tế hỗn hợp mànước ta đang hướng tới hiện nay chỉ ở mức dộ mô phỏng. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của chức năng kiểm soát chi phí trongdoanh nghiệp, cộng với nhận thức tình hình thực tế các doanh nghiệp nước tahiện nay em đã chọn đề tài: “Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp”. Nội dung của đề án được thể hiện qua ba phần: CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ CHƯƠNG II: NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHUNG CỦA KIỂM SOÁT CHI PHÍ Do nhận thức và thời gian nghiên cứu khảo sát thực tế có hạn, đốitượng nghiên cứu lại rất rộng và phức tạp, do vậy bài viết của em không thểtránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được ý kiếnđóng góp của các thầy cô để bài viết của em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Đỗ Thị Hải Hà đã hướng dẫn emhoàn thành đề án này. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm2003 CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍI. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CHI PHÍ 1. Khái niệm: Trước hết chúng ta thấy rằng chi phí là một phạm trù kinh tế hết sứctrìu tượng và phức tạp. Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất, kinhdoanh hàng hoá phải hao phí một số lao động nhất định, bao gồm lao động vậthoá biểu hiện dưới hình thái giá trị gọi là tư bản bất biến và lao động sốngbiểu hiện dưới hình thái giá trị là tư bản khả biến. Đó là hai loại chi phí đượcgọi chung là hao phí lao động thực tế của xã hội để tạo ra giá trị của hàng hoá. Trong cuốn giáo trình “ Kinh tế chính trị Mác- Lênin” tập I của trườngĐại học Kinh tế quốc dân, chi phí được định nghĩa là “ Một bộ phận của giátrị hàng hoá, là số tư bản đã hao phí để sản xuất ra hàng hoá ấy”. Tuy nhiên, để có sự nhìn nhận toàn diện và sát thực về chi phí, chúngta sẽ sử dụng khái niệm về chi phí được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kếtoán, kiểm toán, “ Chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của hao phílao động sống, hao phí lao động vật hoá và chi phí cần thiết khác mà doanhnghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳnhất định”. Qua khái niệm này chúng ta thấy rằng chi phí khác với chi tiêu. Chitiêu đó là hoạt động hàng ngày với những thời điểm cụ thể, trong khi chi phíchúng ta xét trong một thời kỳ, gắn với mục tiêu nhất định. Như vậy chi phígồm rất nhiều hoạt động chi tiêu khác nhau, chi mua nguyên vật liệu, thuê laođộng... 2. Phân loại chi phí. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy tổng chi phí của mộtdoanh nghiệp bao gồm nhiều khoản chi phí như: chi phí mua nguyên vật liệu,chi tiền lương, tiền thưởng, chi tiền điện, nước và các nhiên liệu khác, chi phímua các dịch vụ; từ dịch vụ vận chuyển đến vệ sinh, chi phí bán hàng, chi phíbao bì quảng cáo, chi phí quản lý như khấu hao các thiết bị văn phòng haychi phí cho nhân viên văn phòng.... Các khoản chi phí hết sức đa dạng, phức tạp. Muốn sử dụng chúng cóhiệu quả chúng ta cần kiểm soát, muốn kiểm soát chúng ta cần nhận biết vàhiểu nội dung các chi phí, vì vậy cần phân loại chi phí. Có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau và một khoản mục chi phí có thểđược liệt kê vào nhiều loại chi phí khác nhau, nhưng để dễ kiểm soát chúng tachỉ xem những tiêu chí phân loại mà ở đó nhà quản lý dễ nhận biết và kiểmsoát. 2.1. Theo đối tượng chi phí. Xét theo đối tượng chi phí đó là chúng ta quan tâm đến các khoản chiđó là chi phí cho cái gì, và như vậy ta có thể chia thành ba loại cơ bản: chi phílao động, chi phí nguyên vật liệu, chi phí chung. 2.1.1. Chi phí lao động Đó là tổng các khoản tiền liên quan đến công nhân viên. Chẳng hạnnhư các khoản tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi xã hội...Nhưng lao động thì lạicó lao động vât hoá, lao động sống, có thể biến đổi hoặc không biến đổi theokhối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra, vì vậy cũng có thể phân loại chiphí. Chi phí lao động trực tiếp. Chi phí lao động trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản tính theolương phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nó có thểphân bổ cho toàn bộ một đơn vị sản phẩm cụ thể. Có thể nêu một vài ví dụ vềlao động trực tiếp như: Sơn một sản phẩm đồ gỗ, sửa chữa một chi tiết máy,giao dịch với khách hàng... Và chi phí cho các lao động thực hiện các công việc đó được coi là chiphí lao động trực tiếp. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: