Đề án: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Số trang: 35
Loại file: doc
Dung lượng: 174.00 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề án nhằm Đánh giá đúng thực trạng chất lượng sinh hoạt của các loại chi bộ Đảng trong toàn huyện. Đề xuất chủ trương, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Đảng trong tình hình mới. Để nắm nội dung chi tiết nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo đề án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề án: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo đó được thể hiện qua hệ thống tổ chức của Đảng. Trong hệ thống đó mỗi cấp có vị trí, vai trò khác nhau. Tổ chức cơ sở Đảng là cấp trực tiếp gắn bó với quần chúng nhân dân, là hạt nhân chính trị lãnh đạo tại đơn vị cơ sở; là cấp tổ chức tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Nhờ các tổ chức cơ sở đảng mà những Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng được quán triệt, tổ chức thực hiện và trở thành hiện thực. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi cư trú của đảng viên, là hạt nhân chính trị, giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo quần chúng ở cơ sở; là nơi trực tiếp giáo dục, tổ chức, động viên nhân dân thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, Nghị quyết của cấp ủy. Sinh hoạt chi bộ là chế độ được quy định trong Điều lệ Đảng. Theo quy định, ngoài sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần, chi bộ còn sinh hoạt đột xuất nếu có những vấn đề cần bàn bạc, giải quyết. Qua sinh hoạt chi bộ, trình độ mọi mặt của từng đảng viên được nâng lên và trưởng thành, góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh. Chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt… Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Như vậy có thể thấy, sinh hoạt chi bộ giữ vị trí quan trọng để tiến hành xây dựng nội bộ Đảng và là diễn đàn dân chủ nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của đảng viên, xây dựng chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Do vậy, chất lượng sinh hoạt của chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sức sống, sự tồn tại, phát triển của Đảng. 2 Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua Ngọc Lặc đã thu được những thành tựu to lớn: kinh tế xã hội liên tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, ổn định chính trị được giữ vững, nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề để đẩy mạnh CNH, HĐH quê hương, đất nước. Gắn liền với những thành tựu đạt được về kinh tế xã hội là sự trưởng thành và phát triển đi lên của các Đảng bộ, chi bộ cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, một số Đảng bộ và chi bộ cơ sở trong huyện đã bộc lộ một số yếu kém như: năng lực lãnh đạo chưa đáp ứng so với yêu cầu nhiệm vụ; một số Đảng bộ, chi bộ chưa nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nền nếp, nội dung nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu; cá biệt có cán bộ, đảng viên tiêu cực, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của tổ chức đảng. Nhiệm vụ của thời kỳ 2015 2020 là đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng Ngọc Lặc trở thành đô thị, trung tâm kinh tế, văn hoá của các huyện miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hoá. Vì vậy đòi hỏi toàn thể Đảng bộ huyện, trực tiếp là các Đảng bộ, chi bộ cơ sở phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của mình đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đó, việc nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng (Sinh hoạt chi bộ) trong toàn huyện hiện nay là hết sức cần thiết. II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XXIII; chương trình công tác năm 2017 của Ban Thường vụ Huyện uỷ; Chỉ thị số 10CT/TW ngày 3032007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng 3 dẫn số 09HD/BTCTW ngày 2 tháng 3 năm 2012 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ. Tình hình thực tiễn của các loại hình chi bộ trong toàn huyện; III. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Chủ Nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, Nghị quyết, nguyên tắc, quy định của Đảng về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng và việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn ở các Đảng bộ, chi bộ cơ sở địa bàn huyện Ngọc Lặc. Phương pháp chủ yếu để xây dựng đề án: Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê. IV. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN Mục đích: Đánh giá đúng thực trạng chất lượng sinh hoạt của các loại chi bộ Đảng trong toàn huyện. Đề xuất chủ trương, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng trong tình hình mới. Nhiệm vụ: Làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các loại hình chi bộ thuộc Đảng bộ huyện Ngọc Lặc trong điều kiện hiện nay. Khảo sát, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng (xây dựng Đảng bộ, chi bộ) và việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các Đảng bộ, chi bộ trong toàn huyện trong thời gian vừa qua (Mốc thời gian khảo sát, nghiên cứu năm 2016 trở lại đây). Xuất phát từ tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, đề xuất các giải pháp khả thi, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng thuộc Đảng bộ huyện Ngọc Lặc, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ ÁN 4 Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới và nâng cao chất lượng lãnh đạo của Tổ chức cơ sở đảng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề án: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo đó được thể hiện qua hệ thống tổ chức của Đảng. Trong hệ thống đó mỗi cấp có vị trí, vai trò khác nhau. Tổ chức cơ sở Đảng là cấp trực tiếp gắn bó với quần chúng nhân dân, là hạt nhân chính trị lãnh đạo tại đơn vị cơ sở; là cấp tổ chức tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Nhờ các tổ chức cơ sở đảng mà những Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng được quán triệt, tổ chức thực hiện và trở thành hiện thực. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi cư trú của đảng viên, là hạt nhân chính trị, giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo quần chúng ở cơ sở; là nơi trực tiếp giáo dục, tổ chức, động viên nhân dân thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, Nghị quyết của cấp ủy. Sinh hoạt chi bộ là chế độ được quy định trong Điều lệ Đảng. Theo quy định, ngoài sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần, chi bộ còn sinh hoạt đột xuất nếu có những vấn đề cần bàn bạc, giải quyết. Qua sinh hoạt chi bộ, trình độ mọi mặt của từng đảng viên được nâng lên và trưởng thành, góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh. Chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt… Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Như vậy có thể thấy, sinh hoạt chi bộ giữ vị trí quan trọng để tiến hành xây dựng nội bộ Đảng và là diễn đàn dân chủ nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của đảng viên, xây dựng chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Do vậy, chất lượng sinh hoạt của chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sức sống, sự tồn tại, phát triển của Đảng. 2 Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua Ngọc Lặc đã thu được những thành tựu to lớn: kinh tế xã hội liên tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, ổn định chính trị được giữ vững, nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề để đẩy mạnh CNH, HĐH quê hương, đất nước. Gắn liền với những thành tựu đạt được về kinh tế xã hội là sự trưởng thành và phát triển đi lên của các Đảng bộ, chi bộ cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, một số Đảng bộ và chi bộ cơ sở trong huyện đã bộc lộ một số yếu kém như: năng lực lãnh đạo chưa đáp ứng so với yêu cầu nhiệm vụ; một số Đảng bộ, chi bộ chưa nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nền nếp, nội dung nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu; cá biệt có cán bộ, đảng viên tiêu cực, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của tổ chức đảng. Nhiệm vụ của thời kỳ 2015 2020 là đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng Ngọc Lặc trở thành đô thị, trung tâm kinh tế, văn hoá của các huyện miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hoá. Vì vậy đòi hỏi toàn thể Đảng bộ huyện, trực tiếp là các Đảng bộ, chi bộ cơ sở phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của mình đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đó, việc nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng (Sinh hoạt chi bộ) trong toàn huyện hiện nay là hết sức cần thiết. II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XXIII; chương trình công tác năm 2017 của Ban Thường vụ Huyện uỷ; Chỉ thị số 10CT/TW ngày 3032007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng 3 dẫn số 09HD/BTCTW ngày 2 tháng 3 năm 2012 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ. Tình hình thực tiễn của các loại hình chi bộ trong toàn huyện; III. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Chủ Nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, Nghị quyết, nguyên tắc, quy định của Đảng về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng và việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn ở các Đảng bộ, chi bộ cơ sở địa bàn huyện Ngọc Lặc. Phương pháp chủ yếu để xây dựng đề án: Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê. IV. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN Mục đích: Đánh giá đúng thực trạng chất lượng sinh hoạt của các loại chi bộ Đảng trong toàn huyện. Đề xuất chủ trương, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng trong tình hình mới. Nhiệm vụ: Làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các loại hình chi bộ thuộc Đảng bộ huyện Ngọc Lặc trong điều kiện hiện nay. Khảo sát, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng (xây dựng Đảng bộ, chi bộ) và việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các Đảng bộ, chi bộ trong toàn huyện trong thời gian vừa qua (Mốc thời gian khảo sát, nghiên cứu năm 2016 trở lại đây). Xuất phát từ tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, đề xuất các giải pháp khả thi, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng thuộc Đảng bộ huyện Ngọc Lặc, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ ÁN 4 Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới và nâng cao chất lượng lãnh đạo của Tổ chức cơ sở đảng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Chất lượng sinh hoạt chi bộ Sinh hoạt chi bộ Sinh hoạt chi bộ ĐảngTài liệu liên quan:
-
Mẫu Biên bản sinh hoạt chi bộ - Chi bộ Ngọ Thượng
2 trang 29 0 0 -
Văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ công tác đảng viên: Phần 1
189 trang 27 0 0 -
Ebook Hỏi - đáp về sinh hoạt chi bộ ở cơ sở: Phần 1
115 trang 23 0 0 -
10 trang 20 0 0
-
Mẫu ghi biên bản sinh hoạt chi bộ
1 trang 17 0 0 -
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ hiện nay
5 trang 16 0 0 -
Luận văn Thạc sỹ: Chất lượng sinh hoạt chi bộ của Đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội hiện nay
117 trang 13 0 0 -
203 trang 12 0 0
-
Báo cáo: Sinh hoạt chi bộ chuyên đề tháng 4/2013
109 trang 12 0 0 -
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay
5 trang 12 0 0