Danh mục

Đề án:Phát triển kinh tế du lịch thành phố Lào Cai giai đoạn 2011-2015

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.03 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giai đoạn 2006-2011 du lịch của thành phố đã phát triển thành ngành kinh tế năng động trong cơ cấu phát triển kinh tế của thành phố. Năm 2010, khách du lịch đến với thành phố Lào Cai đạt trên 310 nghìn lượt (khách quốc tế là 77.000 lượt), tăng 23,4% so với năm 2009.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề án:Phát triển kinh tế du lịch thành phố Lào Cai giai đoạn 2011-2015 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THÀNH PHỐ LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THÀNH PHỐ LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 I. THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH 1. Kết quả du lịch đạt được: Giai đoạn 2006-2011 du lịch của thành phố đã phát triển thành ngành kinh tế năngđộng trong cơ cấu phát triển kinh tế của thành phố. Năm 2010, khách du lịch đến với thànhphố Lào Cai đạt trên 310 nghìn lượt (khách quốc tế là 77.000 lượt), tăng 23,4% so với năm2009. Cả giai đoạn tăng bình quân trên 12,4%/năm. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 296 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 11% tổng doanh thu thương mại - dịch vụ; Chiếm 5,5% trong cơ cấuGDP. (Phụ biểu 1: Kết quả hoạt động du lịch giai đoạn 2006 - 2010) 2. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch: a. Về kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ du lịch: - Mạng lưới giao thông đã được cải tạo nâng cấp, các tuyến đường nối các khu, điểmdu lịch đã được đầu tư. Hệ thống thông tin liên lạc về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu chophát triển du lịch. - Lào Cai có di tích lịch sử văn hóa, tâm linh: Đền Thượng, Đền Mẫu, Chùa Tân Bảo,Đền Cấm, Đền Quan, Đền Đôi Cô, Chùa Cam Lộ... Đồng thời Lào Cai là một trong nhữngđiểm đến của Chương trình Du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ.Thành phố đã quan tâm đến việc trùng tu, tôn tạo các điểm di tích trên địa bàn. Do đó nhữngnăm qua số lượng du khách đến tham quan, vãn cảnh, dâng hương tăng đáng kể. - Cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống: Với 154 nhà nghỉ - khách sạn, với 1330 phòng,2.660 giường, 860 lao động; 372 nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống hoạt động với đa dạngcác loại hình dịch vụ, chú trọng phát triển ẩm thực truyền thống và mang nét văn hoá ẩmthực đặc sắc của nhân dân các dân tộc vùng cao. - Hệ thống các chợ: Trên địa bàn thành phố Lào Cai có 02 chợ vừa mang tính thươngmại vừa mang tính du lịch cao: chợ Cốc Lếu và chợ Phố Mới. - Dịch vụ khác như : Dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh đáp ứng ngày càng tốt chonhu cầu của người dân và khách du lịch .... b. Phương tiện vận chuyển khách du lịch: Phương tiện vận tải phục vụ khách du lịchđã được cung ứng tốt hơn, với 9 hãng tàu du lịch và 9 hãng xe khách chất lượng cao chạy tuyếnHà Nội - Lào Cai - các tỉnh, cùng với 7 hãng tác xi đang hoạt động ổn định với trên 1.000 đầuxe, có 10 đầu xe điện phục vụ du lịch, ngoài ra trên địa bàn thành phố đang thử nghiệm 01tuyến xe buýt trong thành phố và các điểm du lịch khác trong tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầucủa khách du lịch. 3. Các sản phẩm về tour, tuyến, điểm, các loại hình du lịch: * Về xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch: Ngoài đẩy mạnh du lịch theo tuyến hành langkinh tề Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Vân Nam (Trung Quốc), tăng cường liênkết với các công ty lữ hành để xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch, đẩy mạnh việc đầu tư khaithác các tuyến, điểm du lịch: - Tuyến du lịch Quốc tế: Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc - các nước khác. - Tuyến du lịch liên tỉnh: Sa Pa - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Sa Pa- Lào Cai - Điện Biên - Sơn La - Hà Nội. - Tuyến du lịch nội tỉnh: Lào Cai - SaPa - Lào Cai; Lào Cai - Bắc Hà - Lào Cai; LàoCai - Mường Khương - Lào Cai - Tuyến tham quan các điểm du lịch thành phố: Di tích Đền Thượng, Đền Mẫu, Cửa Khẩu, ChợCốc Lếu, công viên Nhạc Sơn, Lâm viên Nhạc Sơn, công viên Thủy Vỹ .... * Về sản phẩm du lịch: Du lịch lễ hội; du lịch cửa khẩu; du lịch mua sắm, vui chơi,giải trí; du lịch sinh thái; du lịch tín ngưỡng ... . 4. Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch; đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnhquan và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Việc tuyên truyền quảng bá xúc tiến đầu tư thương mại được đẩy mạnh, với nhiềunội dung và hình thức phong phú, đa dạng: Tuyên truyền cổ động trực quan, pa nô, ápphích, ấn phẩm tuyên truyền quảng bá: tờ rơi, tập gấp hướng dẫn về du lịch... tạo được sựchuyển biến tích cực trong các ngành và nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời cung cấp kịp thời những thông tin về hình ảnhđịa phương con người Lào Cai với du khách, nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với Lào Cai. Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến thông tin, trang bị kiến thức về bảo vệ môitrường, thực hiện các phong trào thi đua xanh - sạch - đẹp gắn với công tác chỉnh trang đôthị, kỷ niệm ngày lễ lớn và xây dựng thành phố anh hùng cũng được đẩy mạnh. II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ 1. Du lịch phát triển chủ yếu mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và định hướng; 2. Loại hình du lịch chưa phong phú, chất lượng: Công tác thông tin, quảng bá về dulịch còn hạn chế, chưa có hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn du lịch; thông tin tra cứu trênwebsite chưa phong phú; chưa có hệ thống ki ốt thông tin du lịch phục vụ nhu cầu tra cứutrực tiếp cho du khách. Thiếu dịch vụ vui chơi giải trí, thiếu sản phẩm du lịch mới để đápứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của thị trường hoặc mất dần cảnh quan do tốc độ đôthị hóa. 3. Công tác xúc tiến du lịch chủ yếu mới ở thị trường trong nước; chưa tạo dựng được thươnghiệu du lịch vững chắc; chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. III. NGUYÊN NHÂN 1. Đầu tư kết cấu hạ tầng cho Du lịch của nhà nước và của các cơ sở du lịch còn hạnchế; 2. Năng lực của các cơ sở làm du lịch tại Lào Cai còn nhỏ bé, manh mún thiếu tínhchuyên nghiệp; 3. Hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước chưa cao để khuyến khích, động viên,định hướng các thành phần kinh tế phát triển kinh tế du lịch: Chưa có quy hoạch chi tiết khudu lịch; chưa ban hành đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: