Danh mục

Đề án Thực trạng phát triển du lịch môi trường ở Hà Nội

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 400.85 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Việt Nam là một nước được biết đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng được thế giới công nhận là di sản văn hoá thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha, Kẻ Bàng, Thánh Địa Mĩ Sơn, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế, . . . Cùng với điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Nằm trên bán đảo Đông dương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề án "Thực trạng phát triển du lịch môi trường ở Hà Nội" Trường............................. Khoa…………………. ĐỀ ÁNThực trạng phát triển dulịch môi trường ở Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vịtrí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Việt Nam là một nước đượcbiết đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng được thế giới công nhận là di sản vănhoá thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha, Kẻ Bàng, Thánh Địa Mĩ Sơn, Cố Đô Huế,Phố Cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế, . . . Cùng với điều kiện tự nhiên phongphú và đa dạng. Nằm trên bán đảo Đông dương ở Đông Nam Á, về đường thuỷ ViệtNam thuận tiện về địa lý là điểm gặp giữa Thái BìnhDương và Ấn Độ Dương. Vềđường bộ phía Bắc Việt Nam tiếp giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; phía tâytiếp giáp hai nước Lào và Campuchia; phía Đông và Nam tiếp giáp biển Đông vàVịnh Thái Lan. Tổng chiều dài đường biển trên đất liền của Việt Nam là trên 3. 730km, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ biển và du lịch sinh thái như :Bãi Cháy- HạLong, biển Thiên Cầm- Hà Tĩnh, Cửa Lò- Nghệ An, Vũng Tàu, Nha Trang- KhánhHoà, biển Phan Thiết. . . Bên cạnh đó thì Việt Nam còn có một hệ Sinh thái rừngnguyên sinh còn chưa được khai thác như Cúc Phương- Ninh Bình, Pù Mát - NghệAn, . . . Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng của bạn bè du khách quốc tế. Đểlàm được điều đó thì Việt Nam dần đần đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp hạ tầng cơ sởdu lịch ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Một trong những biện pháp cơ bản để thuhút khách du lịch là tạo ra các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn đáp ứng nhu cầu và sở thíchcủa du khách, tuy nhiên nếu sản phẩm hấp dẫn nhưng môi trường du lịch kém thìkhông tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển của hoạt động du lịch. Môitrường du lịch ở đây được hiểu như một khái niệm rộng gồm: môi trường tự nhiên vàvăn hoá du lịch. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của ngành du lịch nướcnhà, chúng ta đã làm đươc khá nhiều việc, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cựccũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết như nạn ô nhiễm môi trường tựnhiên tại các điểm du lịch, một số tệ nạn ăn xin, trộm cắp, đeo bám khách mua hàng... vẫn chưa được giải quyết triệt để. Điều này làm giảm hình ảnh của Việt Nam - mộtđất nước tươi đẹp và hiếu khách trong con mắt du khách quốc tế. 1 Chính vì mục đích muốn truyền tải một phần nào đấy về tình hình môi trườngdu lịch hiện nay ở Việt Nam. Đề tài xoay quanh vấn đề về bảo vệ môi trường du lịchhiện nay ở nước ta, đã làm được gì và chưa làm được gì? Từ đó đưa ra các giải phápnhằm hạn chế phần nào những ảnh hưởng xấu đến môi trường dulịch nói riêng vàmôi trường kinh tế xã hội nói chung. Do hạn chế về mặt kiến thức và tài liệu có hạncho nên đề tài chỉ phản ánh được tình hình môi trường du lịch ở Thành phố Hà Nộivà một số tỉnh phía Bắc hiện nay ở Việt Nam. Thủ đô Hà Nội - thành phố vì hoà bìnhđã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng đông du khách trong nướcvà quốc tế. Trong tháng 8 đầu năm 2004, Hà Nội đã đón 600. 000 khách quốc tế,tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu du lịch đạt 3200 tỷ đồng. Những kếtquả đó phần nào khẳng định vai trò quan trọng của ngành Du lịch Hà Nội trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội hướng tới xây dựng Du lịch Hà Nội thành du lịch vănhoá, du lịch sạch, chủ trương của lãnh đạo ngành du lịch Hà Nội là tăng cường kiểmsoát việc chấp hành các quy định của nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội và tăngcường bảo vệ môi trường du lịch, hướng tới phát triển bến vững. 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ DU LỊCH MÔI TRƯỜNG1.1. Khái niệm chung về du lịch và môi trường Như chúng ta đã biết rằng để phát triển du lịch thì điều kiện đầu tiên không thểthiếu là tài nguyên thiên nhiên. Trong đó thì môi trường tự nhiên như môi trườngnước, không khí, đất đai đồi núi là yếu tố chính nhằm đem đến sự thoả mãn cho dukhách du lịch. Theo luật bảo vệ môi trường của nước ta công bố ngày10/1/1994: Môitrường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết vớinhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triểncủa con người và thiên nhiên. Khi du lịch ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với tácđộng không nhỏ đến môi trường tự nhiên như suy thoái đât đai, nguồn nước, cảnhquan tự nhiên sẽ bị phá vỡ, dần dần thì vẻ đẹp tự nhiên của nó sẽ không còn nữa vàthay vào đó là các hệ thống xử lý rác thải mà thôi. 1. 1. 1. Du lịch sinh thái (hay con gọi là du lịch tự nhiên) đây là loại hình dulịch ngày càng được ưa chuộng và phát triển với tốc độ nhanh trên phạm vi toàn thếgiới. Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới (Ecotorism society):Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo tồnmôi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương. Cùng với khai thác tàinguyên du lịch thì con người phải quan tâm đến sự tồn tại và phát triển cuả môitrường tự nhiên bằng các biện pháp lâu dài. Khi mà khoa học công nghệ ngày càngphát triển, sự ra đời của các loại máy móc thì mặt trái của vấn đề ô nhiễm môi trườngvà suy thoái hệ sinh khí quyển ngày càng cao. Làm cho tài nguyên du lịch ngày bịcạn kiệt, mất đi thẩm mĩ của nó. . . Loại hình du lịch sinh thái thực chất là loại có quymô không lớn, nhưng có tác dụng hoà nhập với môi trường tự nhiên ở điểm du lịch,khu du lịch và nền văn hoá ở đó. Chính loại hình du lịch nay Tổ chức Du lịch thếgiới đã khẳng định đối với các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại củadu khách cùng người dân ổ vùng có du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng vv. . . đồngthời chú trọng việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điềukiện phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai. ...

Tài liệu được xem nhiều: