Danh mục

Đề bài Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và CNXH trong tiến trình cách mạng Việt Nam.

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 74.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộlịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, là ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam.Đó là bài học được Đại hội lần thứ IV của Đảng rút ra từ thực tiễn phong phú của cách mạng nước ta,được các Đại hội lần thứ V, VI của Đảng tiếp tục khẳng định và đặc biệt được Đại hội lần thứ VII củaĐảng phát triển với nội dung mới qua tổng kết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề bài " Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và CNXH trong tiến trình cách mạng Việt Nam." Tiểu luận lịch sử ĐảngĐề bài:Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và CNXH trong tiến trình cách mạng Việt Nam.Bài làm:Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộlịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, là ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam.Đó là bài học được Đại hội lần thứ IV của Đảng rút ra từ thực tiễn phong phú của cách mạng nước ta,được các Đại hội lần thứ V, VI của Đảng tiếp tục khẳng định và đặc biệt được Đại hội lần thứ VII củaĐảng phát triển với nội dung mới qua tổng kết kinh nghiệm 15 nǎm tiến hành cách mạng xã hội chủnghĩa trên phạm vi cả nước.Bài học trên là sự phản ánh sinh động xu thế cách mạng của thời đại cũng như của nước ta, không nhữngchỉ ra nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước đây, mà còn chỉ ra những yếu tố bảo đảm tínhđúng đắn của đường lối và sự thắng lợi của cách mạng trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.NĂM VỮNG NGỌN CỜ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ CẢNƯỚC TIẾN HÀNH CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1930 - 1954)Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nắm vững ngọn cờđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Vấn đề dân tộc bao giờ cũng mang tính giai cấp. Mỗi giai cấp đều có quan điểm riêng về vấn đề dân tộc.Vào những thế kỷ XVI, XVII, XVIII, dân tộc gắn với giai cấp tư sản. Lúc đó, giai cấp tư sản giương caongọn cờ dân tộc chống chế độ phong kiến lỗi thời. Thắng lợi của phong trào dân tộc lúc đó là thắng lợicủa chủ nghĩa dân tộc tư sản, thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản chẳng những là kẻ bóc lộtnhân dân trong nước, mà còn là kẻ thống trị, áp bức, bóc lột lớn nhất đối với nhiều dân tộc trên thế giới.Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười, giai cấp công nhân, đại biểu cho phương thức sản xuấtmới, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, là giai cấp duy nhất có khả nǎng giải quyết vấn đề dântộc, kết hợp đúng đắn lợi ích giai cấp với lợi ích chân chính của dân tộc. Ngày nay, dân tộc gắn liền vớigiai cấp công nhân, với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.Nước ta cũng chịu sự tác động của xu thế chung đó.Xác định đúng địa vị lịch sử của giai cấp công nhân là điều kiện cốt yếu để kết hợp yếu tố dân tộc vớiyếu tố giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức sớm điều đó. Trong bài báo Cuộc kháng Pháp, Người viết: Chỉ cógiải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sựnghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới.Vào những nǎm 20 của thế kỷ này, ở Việt Nam đã có cuộc đấu tranh giữa tổ chức tiền thân của Đảngvới phong trào yêu nước mang tư tưởng quốc gia về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc.Nhận rõ nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp dưới sự lãnh đạo của các sĩ phuvà các lãnh tụ nông dân, biết những hạn chế của những cuộc cách mạng dân chủ tư sản, hơn nữa với sứcmạnh thuyết phục của chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng kiểu mới, qua cuộc đấu tranhchống chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa quốc gia, phần lớn hội viên, đảng viên của Tâm Tâm Xã, Tân Việtđã hǎng hái tiếp thu tư tưởng cứu nước của đồng chí Nguyễn ái Quốc. Vì vậy, phong trào công nhânnhanh chóng trở thành phong trào chính trị độc lập và phong trào yêu nước với nội dung mới đã phát triểnmạnh mẽ vào nǎm 1929 dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2 nǎm 1930.Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời là biểu hiện đầy đủ về sự thống nhất giữa xu hướng pháttriển chung của thời đại và của riêng nước ta; đáp ứng đúng đòi hỏi của tư tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội gắn liền với nhau, đồng thời là lực lượng duy nhất có khả nǎng lãnh đạo thực hiện thắnglợi tư tưởng đó.Ngay sau khi ra đời, trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, tiếp đó là Luận cương chính trị ,Đảng đã xác định đường lối cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: trước hết là cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển của chế độ tư bảnchủ nghĩa, mục đích cuối cùng của Đảng là thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở nước ta.Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn luôn nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, vì vậy đã giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam và đã giànhđược những thắng lợi vĩ đại.Với đường lối chiến lược đó, Đảng đã nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về tính liên tục và tínhgiai đoạn của cách mạng, khéo giải quyết mối quan hệ giữa hai giai đoạn cách mạng.Ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, trong khi tập trung sức người, sức của để hoàn thành nhiệm vụchống đế quốc, chống phong kiến, Đảng vẫn không quên tuyên truyền phương ...

Tài liệu được xem nhiều: