Danh mục

Đề bài Phân tích quá trình dạy học và vận dụng vào công tác giảng dạy

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 186.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học hoá học nói riêng đã là đốitượng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục – lí luận dạy học. Nhưng trước tiên chúngta hãy cùng nhau xem xét như thế nào là quá trình dạy học?Như GS.Nguyễn Ngọc Quang đã xác định: Học là quá trình tự giác, tích cực,tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên,chiếm lĩnh khái niệm khoa học là mục đích của hoạt động học. Học sinh sẽ thu nhânkiến thức từ kho tàng văn hóc xã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề bài " Phân tích quá trình dạy học và vận dụng vào công tác giảng dạy " TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ GIÁO DỤC HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP BÀI THU HOẠCH BỘ MÔN: Lí luận dạy học.Đề bài: Phân tích quá trình dạy học và vận dụng vào công tác giảng dạy. Họ và tên: Đào Ngọc Hùng. Lớp: NVSP/A4. Hà Nội, tháng 10 – 2010. BÀI THU HOẠCH MÔN TÂM LÍ DẠY HỌCĐề bài: Phân tích quá trình dạy học và vận dụng vào công tác giảng dạy. Bài làmI – Phân tích quá trình dạy học. Quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học hoá học nói riêng đã là đốitượng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục – lí luận dạy học. Nhưng trước tiên chúngta hãy cùng nhau xem xét như thế nào là quá trình dạy học? Như GS.Nguyễn Ngọc Quang đã xác định: Học là quá trình tự giác, tích cực,tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên,chiếm lĩnh khái niệm khoa học là mục đích của hoạt động học. Học sinh sẽ thu nhânkiến thức từ kho tàng văn hóc xã hội của nhân loại thành nền học vấn riêng cho bảnthân, Như vậy quá trình chiếm lĩnh khái niệm thành công sẽ đạt được 3 mục đíchdạy học: Trí dục, phát triển tư duy, giáo dục. Vậy quá trình dạy học là quá trìnhtương tác giữa học sinh và giáo viên nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ củadạy học. Trong đó học sinh cần phải có tính tự giác, tích cực trong học tập, khôngchờ đợi ở giáo viên mà cần phải biết tự tổ chức, lên kế hoạch học tập cho mình.Học sinh cần tự điều khiển quá trình nhận thức và giáo viên chỉ là người chỉ đạo,hướng dẫn, tổ chức, điều khiển lớp học, học sinh. Khi có vấn đề gì cần trao đổi,tranh luận thì giáo viên sẽ đóng vai trò là cố vấn, trọng tài. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về dạy và học. Với quan niệm thôngthường dạy thế nào thì học thế ấy nên khái niệm dạy sẽ kéo theo khái niệm học. Cóquan niệm cho rằng dạy học là một nghề trong xã hội hay dạy học là hoạt động củathày giáo trên lớp. Cũng có quan niệm cho rằng có việc học mới cần đến việc dạynên nhu cầu và cách học sẽ quyết định quá trình dạy. Các quan niệm này đều nói vềvai trò của người giáo viên. Các quan niệm như thế đều không đầy đủ. Khái niệmdạy, học .... được tâm lý học sư phạm, giáo dục học đề cập đến đến như nhữngkhái niệm xuất phát của tâm lý học sư phạm và giáo dục của nhà trường. Lịch sửvăn hoá phương Đông thường coi Khổng Tử là học giả đầu tiên của giáo dục. TheoNguyễn Văn Tiến: “Khổng Tử là người đầu tiên đưa ra phương pháp giáo dục khoahọc ... Cách dạy của ông là gợi mở để người học suy nghĩ, chứ không phải là giảnggiải nhiều lời”. 3 Có quan niệm cho rằng học là thu nhận kiến thức của nhân loại và mục đíchcủa việc học là để “khai trí tiến đức” như cố nhân đã dạy (Giáo Sư Nguyễn NgọcQuang- bài Bản chất quá trình dạy học - sách GD học đại học - Hà Nội 2000). Quanniệm học đó sẽ tương ứng với khái niệm “dạy là truyền thụ kiến thức mà nhân loạiđã tích luỹ được”. Ngoài ra còn rất nhiều các quan niệm khác về quá trình dạy vàhọc. Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã viết “học là quá trình tự giác, tích cực, tựlực, chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) dưới sự điều khiển sư phạm củagiáo viên. Trong quan niệm này chúng ta thấy rõ học mà chỉ ghi chép những gì giáoviên nói thì không phải là học, học phải tích cực, tự giác, tự lực nếu không thì quátrình học sẽ không có kết quả. Như vậy học là một hoạt động với đối tượng, trongđó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh. Cũng theoGiáo sư Nguyễn Ngọc Quang:“Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình người họcchiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cáchđó phát triển và hình thành nhân cách(năng lực, phẩm chất)”. Nhân cách ở đây được hiểu là tri thức, kĩ năng và thái độ. Từ khái niệm dạy và học sẽ đưa tới khái niệm dạy học. Dạy học là hai mặtcủa một quá trình luôn luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quyết định lẫn nhauthông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ,góp phần hoàn thiện nhân cách. Bản chất của quá trình dạy học là một hệ thống toànvẹn bao gồm ba thành tố cơ bản là khái niệm khoa học (nội dung dạy học), học vàdạy. a) Nội dung dạy học là nội dung của bài học và là đối tượng lĩnh hội củangười học; nó là một trong hai yếu tố khách quan, quyết định logic của bản thân quátrình dạy học về mặt khoa học. b) Hoạt động học là yếu tố khách quan thứ hai quy định logic của quá trìnhdạy học về mặt lý luận daỵ học; nghĩa là trình độ trí dục và quy luật lĩnh hội ngườihọc có ảnh hưởng quyết định đến việc tổ chức quá trình dạy học; nó bao gồm haichức năng thống nhất với nhau: lĩnh hội và tự điều khiển nhận thức. c) Hoạt động dạy gồm hai chức năng truyền đạt và điểu khiển, luôn luôn tácđộng và thống nhất với nhau. Dạy phải xuất phát từ logic khoa học của khái niệm vàlogic sư phạm của tâm lý học lĩnh hội. Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn, ở đó các thành tố của nó luôn luôntương tác với nhau theo những quy luật riêng, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhauđể tạo nên một sự thống nhất biện chứng. - Giữa dạy với học. 4 - Giữa truyền đạt với điều khiển trong dạy. - Giữa lĩnh hội với tự điều khiển trong học. Nội dung dạy học là điểm xuất phát của dạy và lại là điểm kết thúc của học.Quá trình dạy học là hoạt động cộng đồng hợp tác giữa các chủ thể: thày - cá thểtrò, trò - trò trong nhóm, thày - nhóm trò. Sự tương tác theo kiểu cộng đồng hợp tácgiữa dạy và học là yếu tố duy trì và phát triển sự thống nhất toàn vẹn của quá trìnhdạy học, nghĩa là của chất lượng dạy học. Dạy tốt, học tốt chính là bảo đảm đượcba phép biện chứng (ba sự thống nhất) nói trên trong hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: