Danh mục

Đề bài : Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của A. Lin- Côn : “Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.96 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin- côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. - Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.2. Bàn luận về trung thực trong thi cử và trong cuộc sống (2.0đ):- Trong khi thi (1.0đ):+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề bài : Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của A. Lin- Côn : “Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử” Đề bài : Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của A. Lin- Côn : “Xinhãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử” 1. Giải thích ý kiến (0.5đ): - Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin- côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớtmột cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. - Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người. 2. Bàn luận về trung thực trong thi cử và trong cuộc sống (2.0đ): - Trong khi thi (1.0đ): + Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thựcchất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất(0.5đ). + Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù thi rớtvẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thựctrong khi thi là điều quan trọng hơn cả. (0.5đ). - Trong cuộc sống (1.0đ): + Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người,không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực làmột phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và đức tính cần thiết cho cuộcsống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnhphúc cao quý. (0.5đ). + Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thựckhông chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tìnhtrạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũngdễ dàng nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ranhiều nguy hại cho xã hội. (0.5đ). 3. Bài học nhận thức và hành động (0.5đ): - Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cáchcủa mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trungthực. - Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực màhành động cụ thể lúc này là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sựtrung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại kháphổ biến tron xã hội. ------------------------------------ • GỢI Ý LÀM BÀI: Trong thư gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A.Lin- cônviết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trongkhi thi”. Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin- côn muốn khẳng định: chấp nhận thirớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. Về thực chất, ý kiến nàyđề cập đến đức tính trung thực của con người. Đó là đức tính trung thực trong thi cửvà trong cuộc sống. Xét ở khía cạnh thứ nhất của câu nói, trung thực trong khi thi tức là phải làmbài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Điều này trái vớigian lận trong thi cử tức là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực chất. Người trung thực phải biết rõ: Trung thực trong khi thi, dù bị rớt, vẫn vinh dựhơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực vẫn là quan trọnghơn cả. Tại sao vậy? Thi cử là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá đúng, đánh giá chínhxác kiến thức cũng như năng lực của một học sinh, tránh những trường hợp không hềhiếm trong xã hội hiện nay: ngồi nhầm lớp, học giả- bằng thật,… Trung thực tronghọc tập và thi cử sẽ giúp phản ánh đúng kết quả học tập của học sinh, giúp học sinhnhìn nhận đúng năng lực của mình. Từ đó, học sinh sẽ có hướng phấn đấu tích cực đểkhắc phục tình trạng của mình. Đối với xã hội, thiếu trung thực trong học tập và thi cử là một việc làm khó cóthể chấp nhận được. Vấn đề sẽ như thế nào nếu tất cả học sinh đều thiếu trung thựctrong học tập và thi cử? Ra trường, đi làm, những học sinh đó sẽ ôm theo những tấmbằng đỏ chói, cao quý nhưng thực chất kiến thức lại vô cùng hạn hẹp, đầu óc lại rỗngtuyếch…. Vậy, vấn đề “Vinh dự” trong câu nói của A. Lin- côn là gì trong khi nhiềuthí sinh đã rất vênh vang nhờ gian lận trong thi cử mà được bằng nọ, cấp kia, cònnhiều “cô chiêu, cậu tú” lại rất buồn bã, thậm chí đánh mất niềm tin ở cả chính mìnhkhi không đỗ đạt chỉ vì quá trung thực trong khi thi. Theo A. Lin- côn, “vinh dự” ởđây chính là sự chiến thắng bản thân mình. Ở đâu đó, người ta nói: Chiến thắng chínhmình là chiến thắng vĩ đại nhất. Một học viên lái xe sẽ gây tai nạn nếu học hành chểnhmảng và thiếu trung thực trong cuộc thi lấy bằng lái. Một sinh viên ý khoa sẽ chobệnh nhân uống nhầm thuốc nếu cũng học hành chểnh mảng mà vẫn ra trường vớibằng bác sĩ loại ưu. Một sĩ quan quân đội sẽ “ăn đạn” nếu không trung thực rèn luyệnnghiêm túc trong trường quân sự…Cái “vinh dự” theo A. Lin- côn nói còn là “nhâncách” của một con người. Con người ấy, thí sinh ấy có thể thi rớt vì trung thực nhưngcòn giữ lại được nhân cách, giữ lại được niềm tin ở cuộc đời. Trái lại, con người ấy,thí sinh ấy sẽ bị bôi mờ về nhân cách. Nhục nhã biết bao khi nhân cách bị bôi mờ!Một người khác vu oan cho ta, đổ tội cho ta, bôi nhọ ta, ta đã không chịu nổi, huốnghồ tự ta lại bôi nhọ mình, sỉ nhục mình chỉ vì thiếu trung thực trong thi cử. Nhưng ý nghĩa câu nói của A. Lin- côn chưa dừng lại ở đó. Lời ấy còn nhắcchúng ta phải trung thực trong cuộc sống. Tức là, trong cuộc sống, ta phải coi trongthực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kỳmối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhâncách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiếnbộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý. Ngược lại, thiếu trung thực trong c ...

Tài liệu được xem nhiều: