Để bé hiểu mệnh lệnh qua từ 'Không'
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 126.09 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khi muốn cấm đoán hoặc không đồng ý điều gì, bạn thường sử dụng cụm từ 'Không...' với bé. Tuy nhiên, để bé hiểu hết ý nghĩa của cụm từ này, bạn nên nghiêm mặt, lắc đầu khi nói. Để câu nói “Không” phát huy hiệu quả với bé, bạn có thể tham khảo vài gợi ý từ Mother and Baby. Các tình huống cần nói ‘không’ với bé Khi bé gặp nguy hiểm: Ở độ tuổi 2-3, bé rất ham leo trèo, chạy nhảy và tò mò khám phá thế giới xung quanh.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để bé hiểu mệnh lệnh qua từ 'Không' Để bé hiểu mệnh lệnh qua từ 'Không' Khi muốn cấm đoán hoặc không đồng ý điều gì, bạn thường sử dụng cụm từ 'Không...' với bé. Tuy nhiên, để bé hiểu hết ý nghĩa của cụm từ này, bạn nên nghiêm mặt, lắc đầu khi nói. Để câu nói “Không” phát huy hiệu quả với bé, bạn có thể tham khảo vài gợi ý từ Mother and Baby. Các tình huống cần nói ‘không’ với bé Khi bé gặp nguy hiểm: Ở độ tuổi 2-3, bé rất ham leo trèo, chạy nhảy và tò mò khám phá thế giới xung quanh. Chẳng hạn, khi thấy bé có ý định thò tay bốc thức ăn nóng trên bàn, bạn lập tức kêu lên: “Không được đâu con”. Vì còn nhỏ nên có thể lúc ban đầu, bé không hiểu hết ý nghĩa của cụm từ “Không” ấy, vì vậy, những lúc như thế này, bạn nên nhanh chóng chạy tới kéo bé ra khỏi khu vực nguy hiểm và nhắc lại: “Mẹ đã bảo không được rồi cơ mà”. Ảnh: GettyImages Bạn có thể nhấn mạnh thêm bằng vẻ mặt nghiêm nghị và cái lắc đầu. Cử chỉ phi ngôn ngữ này có tác dụng bổ trợ và nhấn mạnh rằng bé phải thực hiên theo yêu cầu của bạn. Do đó, bé sẽ tự ý hiểu: “Chắc chắn mình không được làm như thế. Mẹ sẽ không hài lòng đâu”. Khi bé ‘mè nheo’: Bạn đưa bé đi siêu thị hay đi công viên, bé liên tục đòi mua hết thứ này đến thứ khác. Nếu không được bạn đáp ứng, bé sẽ nhanh chóng khóc lóc, ăn vạ… Những tình huống như thế này, bạn có thể thống nhất với bé ngay từ đầu: “Hôm nay, mẹ con mình chỉ đi chơi đu quay thôi. Mẹ không mua thêm đồ chơi cho con đâu nhé. Tuần trước, mẹ đã mua rồi mà”. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng ghi nhớ và làm theo lời bạn dặn. Bạn nên nghiêm mặt trả lời bé: “Mẹ đã nói không từ trước rồi”. Dù bé còn tiếp tục khóc lóc, bạn cũng không nên chiều theo ý bé. Đợi khi bé bình tĩnh hơn, bạn có thể tiếp tục trao đổi: “Nếu con còn đòi, mẹ sẽ đưa con về ngay đấy”. Khi bé đánh bạn chơi: Lúc không vừa ý, bé có thể dùng bạo lực với bạn chơi. Vì vậy, bạn nên nghiêm túc nhắc nhở để bé hiểu rằng đó là những hành vi hư và bé không được tiếp diễn nữa. Bạn có thể lên cao giọng và nói “Không được...” một cách dứt khoát khi bé bao biện hoặc giải thích, né tránh cho hành vi gây sự với các bạn. Để nói 'Không' hiệu quả với bé, bạn cần chú ý một số điểm sau - Giữ thái độ nghiêm túc khi nói: Bạn không nên vừa cấm bé vừa cười vui hoặc lơ đãng sang việc khác. Làm như vậy, bé sẽ nhầm tưởng bạn đang đùa bé. - Cử chỉ phi ngôn ngữ: Bạn nên nói “Không” với bé kèm theo điệu bộ nghiêm mặt, lắc đầu để bé hiểu rằng những hành vi của bé là không được phép. - Bạn có thể cao giọng và nói “Không” một cách chính xác, rõ ràng nhất với bé. - Ngoài ra, bạn có thể giải thích lý do vì sao bé không nên có hành vi như vậy. Chẳng hạn, khi thấy bé nhặt thức ăn bị rơi dưới sàn nhà và cho vào miệng, bạn có thể nói: “Không ăn được đâu con. Đồ ăn bị bẩn rồi, con sẽ bị đau bụng đấy”. Như vậy, bé mới hiểu thấu đáo vấn đề và tự giác thực hiện khi không có bạn ở bên cạnh. Phương Thảo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để bé hiểu mệnh lệnh qua từ 'Không' Để bé hiểu mệnh lệnh qua từ 'Không' Khi muốn cấm đoán hoặc không đồng ý điều gì, bạn thường sử dụng cụm từ 'Không...' với bé. Tuy nhiên, để bé hiểu hết ý nghĩa của cụm từ này, bạn nên nghiêm mặt, lắc đầu khi nói. Để câu nói “Không” phát huy hiệu quả với bé, bạn có thể tham khảo vài gợi ý từ Mother and Baby. Các tình huống cần nói ‘không’ với bé Khi bé gặp nguy hiểm: Ở độ tuổi 2-3, bé rất ham leo trèo, chạy nhảy và tò mò khám phá thế giới xung quanh. Chẳng hạn, khi thấy bé có ý định thò tay bốc thức ăn nóng trên bàn, bạn lập tức kêu lên: “Không được đâu con”. Vì còn nhỏ nên có thể lúc ban đầu, bé không hiểu hết ý nghĩa của cụm từ “Không” ấy, vì vậy, những lúc như thế này, bạn nên nhanh chóng chạy tới kéo bé ra khỏi khu vực nguy hiểm và nhắc lại: “Mẹ đã bảo không được rồi cơ mà”. Ảnh: GettyImages Bạn có thể nhấn mạnh thêm bằng vẻ mặt nghiêm nghị và cái lắc đầu. Cử chỉ phi ngôn ngữ này có tác dụng bổ trợ và nhấn mạnh rằng bé phải thực hiên theo yêu cầu của bạn. Do đó, bé sẽ tự ý hiểu: “Chắc chắn mình không được làm như thế. Mẹ sẽ không hài lòng đâu”. Khi bé ‘mè nheo’: Bạn đưa bé đi siêu thị hay đi công viên, bé liên tục đòi mua hết thứ này đến thứ khác. Nếu không được bạn đáp ứng, bé sẽ nhanh chóng khóc lóc, ăn vạ… Những tình huống như thế này, bạn có thể thống nhất với bé ngay từ đầu: “Hôm nay, mẹ con mình chỉ đi chơi đu quay thôi. Mẹ không mua thêm đồ chơi cho con đâu nhé. Tuần trước, mẹ đã mua rồi mà”. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng ghi nhớ và làm theo lời bạn dặn. Bạn nên nghiêm mặt trả lời bé: “Mẹ đã nói không từ trước rồi”. Dù bé còn tiếp tục khóc lóc, bạn cũng không nên chiều theo ý bé. Đợi khi bé bình tĩnh hơn, bạn có thể tiếp tục trao đổi: “Nếu con còn đòi, mẹ sẽ đưa con về ngay đấy”. Khi bé đánh bạn chơi: Lúc không vừa ý, bé có thể dùng bạo lực với bạn chơi. Vì vậy, bạn nên nghiêm túc nhắc nhở để bé hiểu rằng đó là những hành vi hư và bé không được tiếp diễn nữa. Bạn có thể lên cao giọng và nói “Không được...” một cách dứt khoát khi bé bao biện hoặc giải thích, né tránh cho hành vi gây sự với các bạn. Để nói 'Không' hiệu quả với bé, bạn cần chú ý một số điểm sau - Giữ thái độ nghiêm túc khi nói: Bạn không nên vừa cấm bé vừa cười vui hoặc lơ đãng sang việc khác. Làm như vậy, bé sẽ nhầm tưởng bạn đang đùa bé. - Cử chỉ phi ngôn ngữ: Bạn nên nói “Không” với bé kèm theo điệu bộ nghiêm mặt, lắc đầu để bé hiểu rằng những hành vi của bé là không được phép. - Bạn có thể cao giọng và nói “Không” một cách chính xác, rõ ràng nhất với bé. - Ngoài ra, bạn có thể giải thích lý do vì sao bé không nên có hành vi như vậy. Chẳng hạn, khi thấy bé nhặt thức ăn bị rơi dưới sàn nhà và cho vào miệng, bạn có thể nói: “Không ăn được đâu con. Đồ ăn bị bẩn rồi, con sẽ bị đau bụng đấy”. Như vậy, bé mới hiểu thấu đáo vấn đề và tự giác thực hiện khi không có bạn ở bên cạnh. Phương Thảo
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 529 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 282 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 167 0 0 -
8 trang 161 0 0