Thông tin tài liệu:
Não người trong trạng thái “học” thông thường (đọc một cuốn sách hay nghe một bài giảng) chỉ thực sự sử dụng dưới 20% công suất của nó. Cho nên tiềm năng học tập của con người là không cố định do trí thông minh của não ngày càng phát triển.
“Tăng tốc trong học tập” còn gọi là “Gia tăng xu hướng trong học tập” hay “thiện chí học tập”, là một phương pháp được thiết kế để giúp mọi người thuộc mọi lứa tuổi hiểu và biết cách sử dụng toàn bộ não. Tư duy của não trái và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để bé “tăng tốc" trong học tập
Để bé “tăng tốc trong
học tập
Não người trong trạng thái “học” thông thường
(đọc một cuốn sách hay nghe một bài giảng) chỉ
thực sự sử dụng dưới 20% công suất của nó. Cho
nên tiềm năng học tập của con người là không cố
định do trí thông minh của não ngày càng phát
triển.
“Tăng tốc trong học tập” còn gọi là “Gia tăng xu
hướng trong học tập” hay “thiện chí học tập”, là một
phương pháp được thiết kế để giúp mọi người thuộc
mọi lứa tuổi hiểu và biết cách sử dụng toàn bộ não.
Tư duy của não trái và phải.
Theo phương pháp học tập truyền thống, mọi tư duy
thường tập trung ở não trái (chức năng điều khiển về ngôn
ngữ, logic và chuỗi) và bên trên não phải (chuyên về
phương pháp, mô hình, nhịp điệu, không gian và trí tưởng
tượng).
Khi hai bên thùy não kết nối sẽ tạo nên kích thích xung
điện, do đó h àng tỷ tế bào não sẽ hoạt động hết năng suất.
Não có thể làm nhiều việc cùng một lúc như đồng thời tiếp
thu và điều chỉnh giai điệu của một bài hát. Điều đó chứng
tỏ “học tập thông thường” không làm hạn chế một phần của
não mà là hai phần cùng một lúc.
Mọi hoạt động đều là học
Khi bé muốn nói chuyện thì phải học nói, muốn đi thì phải
tập đi, muốn bơi thì phải học bơi… thông qua đó, các giác
quan không ngừng phát triển. Chính các hoạt động thực tế
làm cho tinh thần học hỏi của bé ngày càng được nâng cao.
Để tăng hiệu quả, nên cho bé sinh hoạt theo nhóm, bởi
“học tập cộng đồng” sẽ thu được nhiều kết quả hơn là chỉ
với một cá nhân cô lập.
ư duy trong học tập. Nguồn: Images.
“Tăng tốc trong học tập” là phương pháp làm tăng
khả năng hoạt động cùng lúc của hai bên não bộ,
bằng cách kích thích não làm việc chủ động, sáng tạo
nhưng vẫn logic. Điều này có thể được thực hiện
bằng cách tạo ra các tình huống thực tế trong học
tập, như diễn những vỡ kịch tái hiện vòng tuần hoàn
của nước hay vòng đời của loài côn trùng nào đó.
Bằng cách này, những kiến thức thu nhận sẽ được
các bé chia sẻ cùng nhau một cách vui vẻ và bổ ích.
Ở lứa tuổi học sinh trung học, các em có thể xây dựng được
một mô hình khổng lồ các hóa chất phức tạp, dựng một vở
kịch về vòng đời của một côn trùng nào đó hoặc một sự
kiện lịch sử quan trọng. Những công thức toán học khô
khan, rắc rối, thay vì phải học thuộc, thầy cô có thể khuyến
khích các em làm thơ, phổ nhạc chia nhóm ra để thi đua với
nhau.
Những kiến thức sẽ được ghi nhớ sâu hơn vì đã trải nghiệm
qua thực tế. Vừa học, vừa chơi là phương pháp tăng hứng
thú học tập cho hầu hết học sinh các cấp. Ở độ tuổi này, các
em vốn thường mê chơi hơn mê học, vậy tại sao không kết
hợp chúng lại?
Ôn lại kiến thức
Một khía cạnh quan trọng của phương pháp “gia tăng xu
hướng học tập” là rà soát lại các kiến thức cũ và mớisuốt
quá trình học tập. Nghiên cứu cho thấy rằng trong một ngày
bộ não con người phải chứa đựng và xử lý quá nhiều thông
tin, nên nó sẽ quên đi nhiều, nếu thông tin đó không được
xem xét lại.
Để giúp các bé ghi nhớ những gì đã học, cần khuyến khích
bé ghi và ôn lại những điểm chính đã học mỗi ngày trong
suốt cả tuần. Đến kỳ thi, bé chỉ cần ôn lại một lần nữa.
Chính các bước rà soát kiến thức nhiều lần như thế sẽ giúp
não ghi nhớ rất lâu đến cả những năm tháng bé lớn lên và
trưởng thành.