Danh mục

Để có đứa con sáng dạ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.04 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trẻ lên 3 bắt đầu có cảm giác thích thú mọi cái, thường nêu ra rất nhiều câu hỏi mong được trả lời. Câu hỏi thường thấy ở trẻ là: “Tại sao?”, “Cái gì?”…. Đối với những câu hỏi của trẻ đưa ra, để có cách trả lời tốt nhất vừa thoả mãn tính hiếu kỳ, lại vừa kích thích tư duy bạn có thể tham khảo mấy cách sau: Trả lời theo câu hỏi ngược lại: Khi trẻ nêu ra câu hỏi, bạn đừng bao giờ vội vã giải thích hoặc trả lời ngay, mà có thể dùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để có đứa con sáng dạ Để có đứa con sáng dạTrẻ lên 3 bắt đầu có cảm giác thích thúmọi cái, thường nêu ra rất nhiều câu hỏimong được trả lời. Câu hỏi thường thấy ởtrẻ là: “Tại sao?”, “Cái gì?”…. Đối với những câu hỏicủa trẻ đưa ra, để có cách trả lời tốt nhất vừa thoả mãntính hiếu kỳ, lại vừa kích thích tư duy bạn có thể thamkhảo mấy cách sau:Trả lời theo câu hỏi ngược lại:Khi trẻ nêu ra câu hỏi, bạn đừng bao giờ vội vã giải thíchhoặc trả lời ngay, mà có thể dùng hình thức hỏi ngược lạicâu hỏi của trẻ để khơi gợi trẻ tự suy nghĩ, tìm ra câu trả lờiđộc lập hoặc bạn cùng trao đổi với trẻ nhằm loại trừ các saisót để có được câu trả lời chính xác nhất.Ví dụ như khi trẻ hỏi bạn tại sao miếng sắt chìm trong nướcmà miếng xốp lại nổi lên trên mặt nước? Bạn hãy để chúngtự nghĩ xem, sao lại có hiện tượng như vậy hoặc khuyếnkhích chúng dùng tay sờ thử để phân biệt miếng sắt vàmiếng xốp khác nhau như thế nào. Trẻ sẽ phát hiện đượcmột điều: sắt nặng hơn miếng xốp.Ngoài ra, bạn có thể lấy thanh sắt có trọng lượng bằngtrọng lượng miếng xốp rồi thả chúng vào chậu nước để trẻquan sát, hướng dẫn trẻ phát hiện ngoài trọng lượng ra còncó thể có cả thể tích của vật cũng gây ảnh hưởng đến nó.Cách làm này sẽ tránh được tính ỷ lại của trẻ, cổ vũ khíchlệ tinh thần tìm hiểu thăm dò sự vật, hiện tượng một cáchđộc lập.Trả lời theo cách khơi gợi trí tưởng tượng:Bạnthường hay đọc cho trẻ một câu chuyện ngắn trước giờ đingủ. Đây là thói quen tốt, không chỉ trau dồi ngôn ngữ màcòn có lợi trong việc bồi dưỡng phẩm chất, góp phần pháttriển sự hiểu biết và thúc đẩy trí lực phát triển. Tuy nhiên,để tạo điều kiện cho trẻ có khả năng suy luận, óc tưởngtượng tốt và tinh thần sáng tạo, bạn đừng bao giờ đọc phầnkết thúc truyện. Chắc chắn khi đang đọc, bạn dừng lại, trẻsẽ hỏi phần kết thúc như thế nào. Bạn hãy cho trẻ tự mìnhtưởng tượng, để xem trẻ có nảy sinh cái gì mới, sau đó mớibổ sung phần kết. Và thế là từ một câu chuyện in trongsách, vô hình chung bạn đã biến thành câu chuyện có nộidung phong phú hơn, kết độc đáo hơn nhờ tài tưởng tượngvà khả năng tư duy lôgic của trẻ.Trả lời theo kiểu khơi gợi liên tưởng:Qua các câu hỏi của trẻ, bạn hãy khơi gợi trẻ liên hệ suynghĩ các sự việc cùng loại với vấn đề trẻ hỏi để tìm ra phầnchung của vấn đề và tự mình tìm ra đáp án. Khi giải thíchcho trẻ biết mẩu xốp để trong nước sẽ nổi lên thì miếngnhựa, miếng bọt biển hay tờ giấy để trong nước chìm haynổi, nhờ liên hệ tính chất cùng loại của vật thể và tự trả lờichính xác, hay bạn giải thích cho trẻ con gà là vật nuôitrong nhà, có 2 chân và có cánh nên được gọi là gia cầm,trẻ sẽ liên hệ được những con vật hai chân khác như vịt,ngan, ngỗng… cũng được gọi là gia cầm.Phương pháp này sẽ giúp trẻ học tập cách áp dụng kiếnthức đã biết để có phương pháp tư duy giải quyết vấn đềmới.Trả lời theo kiểu gợi lại hồi ức của trẻ:Bạn nên hướng dẫn trẻ nhớ lại các sự việc đã qua để giảiquyết vấn đề, để rèn luyện năng lực hồi tưởng và năng lựcứng biến của trẻ. Ví dụ như trẻ hỏi một vật nào đó, thì chamẹ nhắc trẻ nhớ lại buổi đi thăm vườn thú trước đây, để trẻkể lại tình cảnh vườn thú lúc bấy giờ. Hay là chữ vừa họcxong mà trẻ đã quên, cha mẹ gợi ý cho con nhớ lại từ đó,nói với con là “chữ đó con đã học qua rồi đấy, nghĩ lại xemcon có thể ráp thành từ gì”, “chữ đó ở bài nào, quyển sáchnào con đã xem qua”…Trả lời theo kiểu cùng thăm dò, cùng trao đổi:Cha mẹ không nên trả lời trực tiếp câu hỏi cho trẻ ngay, mànên cùng sinh hoạt, cùng trao đổi với trẻ để tìm ra đáp ánchung. Ví như không hiểu biết một hiện tượng vật lý nàođó có thể cùng làm thí nghiệm nhỏ với trẻ, thiếu đồ chơi thìcó thể tìm nguyên vật liệu và hướng dẫn trẻ tự làm lấy.Phương thức này sẽ giúp trẻ có thói quen chịu làm, chịuđộng não và cùng hợp tác thăm dò, bồi dưỡng tính thích thúkhi học tập cũng như trong lúc nghiên cứu.Trả lời theo kiểu bảo lưu nghi vấn:Có những câu hỏi mà trẻ đặt ra liên quan đến các hiệntượng phức tạp của tự nhiên, xã hội, nếu bạn trả lời sẽ quásự hiểu biết của trẻ cũng như khó trả lời rõ ràng. Ví dụ nhưtrẻ hỏi vì sao em bé lại ra đời, hay tại sao có chiến tranh…bạn cũng không cần phãi giải thích và đòi hỏi trẻ hiểu ngaytất cả, nên có thể nói với trẻ bằng thái độ nhã nhặn rằng conđang còn bé, chưa hiểu biết nhiều, khi lớn lên con sẽ hiểuhết. Với cách thức này trẻ sẽ mang theo tâm tư nghi vấn đểquan sát. Nhưng cũng không nên áp dụng tùy tiện, bởi vìcác câu hỏi của trẻ nếu thường không được giải quyết thỏađáng, sẽ làm mất đi tính tích cực về việc suy nghĩ các vấnđề cần hiểu. ...

Tài liệu được xem nhiều: