Danh mục

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC - CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Phần B

Số trang: 50      Loại file: ppt      Dung lượng: 533.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ, TRUNG ĐẠI I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm 1) Hoàn cảnh lịch sử Lịch sử Trung Hoa cổ đại chia thành hai thời kỳ : + Thời tam đại (Ba triều đại: nhà Hạ, nhà Thương và nhà Tây Chu (thế kỷ XI-VIII TCN). + Thời kỳ Xuân thu- Chiến quốc - Thời kỳ Xuân Thu (770-475) - Thời kỳ Chiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC - CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Phần B ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Phần B NGƯỜI BIÊN SOẠN PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG TS. LÊ HỮU ÁI B. TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ, TRUNG ĐẠI B. I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm 1) Hoàn cảnh lịch sử Lịch sử Trung Hoa cổ đại chia thành hai thời kỳ : + Thời tam đại (Ba triều đại: nhà Hạ, nhà Thương và nhà Tây Chu (thế kỷ XI-VIII TCN). + Thời kỳ Xuân thu- Chiến quốc - Thời kỳ Xuân Thu (770-475) - Thời kỳ Chiến quốc (475-221) Triết học Trung Hoa ra đời trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc. Trong thời kỳ Xuân thu-Chiến quốc, một loạt vấn đề xã hội quan trọng đặt ra cho các nhà triết học, trong đó vấn đề quan trọng nhất là tìm con đường, kế sách đưa đất nước Trung Hoa từ loạn thành trị. Các thế lực phong kiến đang lên có nhu cầu sử dụng những người hiền tài và đồng thời cũng để cho họ có được tự do tư tưởng trong những giới hạn nhất định. Những điều kiện đó tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà triết học phát triển và khẳng định quan điểm của mình. Chính vì thế, xuất hiện nhiều trường phái triết học đa dạng. Họ đưa ra nhiều con đường, kế sách khác nhau, đối lập nhau, đấu tranh với nhau, tạo ra không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Quốc. Lịch sử Trung Quốc gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia 2) Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ đại - Nhấn mạnh tinh thần nhân văn, bàn nhiều vấn đề con người, còn vấn đề triết học tự nhiên thì ít được bàn đến. - Ít bàn đến vấn đề tâm linh, siêu tự nhiên. - Chú trọng triết học chính trị, đạo đức. Mục đích cao nhất của triết học là tìm con đường, kế sách để chấm dứt tình trạng loạn lạc, đem lại thái bình thịnh trị. - Nhấn mạnh sự hài hòa giữa xã hội và tự nhiên (thiên nhân hợp nhất), sự thống nhất giữa các mặt đối lập (trung dung). - Phương pháp tư duy trực giác, ít chú trọng đến sự lý giải, chứng minh. II. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI 1) Thuyết Ngũ hành, Âm dương Thuyết Ngũ hành Là một thuyết duy vật trực quan, chất phác ở Trung hoa cổ đại, giải thích nguồn gốc của vũ trụ từ 5 yếu tố vật chất: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa , Thổ. Ngũ hành có mối quan hệ: - Tương sinh (chuyển hóa lẫn nhau) - Tương khắc (thắng nhau) Tương sinh Mộc sinh Hỏa Hỏa sinh Thổ Mộc Thổ sinh Kim Kim sinh Thủy Thủy sinh Mộc Hỏa Thủy Mộc sinh Hỏa … Thổ Tương khắc Kim Thủy khắc Hỏa Hỏa khắc Kim Kim khắc Mộc Thuyết Ngũ hành còn được vận Mộc khắc Thổ dụng để giải thích các giác quan, Thổ khắc Thủy các phương hướng, các mùa, các Thủy khắc Hỏa hành tinh, v.v.. … Thuyết Âm dương Âm và Dương là hai mặt đối lập tạo nên vũ trụ và vạn vật. Dựa vào thuyết Âm Dương, người ta đưa ra nhiều cách giải thích sự hình thành vũ trụ. - Vũ trụ lúc đầu là một thể thống nhất (Thái cực), sau đó phân ra thành hai mặt đối lập (Lưỡng nghi). Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm). Tứ tượng sinh Bát quái… - Có cách giải thích khác: Vũ trụ ban đầu là một khí thống nhất (Nguyên khí) từ đó sinh khí Dương và khí Âm. Khí Dương sinh ra Trời, khí Âm sinh ra Đất. Trời Đất (Dương Âm) giao hòa sinh ra Người. Từ Trời , Đất, Người sinh ra vạn vật … Về sau, Âm và Dương còn được coi là hai mặt đối lập tồn tại trong tất cả sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội. Dương-Âm dùng để chỉ các mặt có các thuộc tính đối lập, như: sáng – tối, nóng – lạnh, nhẹ - nặng, cứng-mềm, mạnh-yếu, chủ động-bị động, chủ đạo – phụ thuộc… Chẳng hạn, trời-đất, mặt trời-mặt trăng (Dương lịch-Âm lịch), sáng - tối, ngày-đêm, sống-chết (Dương gian-Âm phủ), nam-nữ, vua-tôi, quân tử-tiểu nhân … Âm – Dương không loại trừ nhau, mà trái lại tồn tại gắn bó với nhau, chứa đựng lẫn nhau (trong dương có âm, trong âm có dương), chúng tạo tiền đề cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Sự thống nhất hài hòa giữa Âm và Dương làm cho sự vật phát triển (Nho giáo) 2) NHO GIA Là trường phái triết học có ảnh hưởng lớn nhất, là hệ tư tưởng thống trị trong suốt thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc và nhiều nước khác như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Khổng Tử là người sáng lập, Mạnh Tử phát triển về phía duy tâm tiên nghiệm. Tuân Tử phát triển về phía duy vật. Kinh điển của Nho gia gồm có “tứ thư”, “Ngũ kinh” - Tứ thư gồm có: 1) Luận ngữ ( ?  ? ): sách ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử do học trò của Khổng Tử sưu tập và biên soạn, 2) Mạnh Tử: Sách ghi chép về Mạnh tử. 3) Đại học: sách nói về đường lối giáo dục của Nho gia, 4) Trung dung: sách nói về đường lối triết học. - Ngũ kinh gồm: K ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: