Danh mục

Đề cương bài giảng: Tâm lý học trẻ em - GV. Đào Việt Cường

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.30 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những vấn đề chung về tâm lý học trẻ em, đặc điểm phát triển tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo lớn, đặc điểm phát triển tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo bé, các dạng hoạt động của trẻ mẫu giáo,... là những nội dung chính trong 8 bài thuộc đề cương bài giảng "Tâm lý học trẻ em". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương bài giảng: Tâm lý học trẻ em - GV. Đào Việt CườngĐề Cương Bài Giảng Tâm lý học trẻ em Đào Việt Cường ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC TRẺ EMI. ĐỐI TƢỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM: Có nhiều khoa học nhiên cứu về trẻ em, mỗi khoa học nghiên cứu trẻ em theokhía cạnh riêng, với cách riêng của mình. Tâm lý học trẻ em quan tâm đến quá trìnhphát triển trẻ em, hình thành nhân cách, trở thành người lớn như thế nào. Tâm lý học trẻ em là khoa học nghiên cứu những đặc điểm và quy luật pháttriển tâm lý của trẻ, xem sự hoạt động của trẻ, sự phát triển các quá trình, phẩm chấttâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ theo con đường nào, bằng cơ chế nào. Có thể nói một cách khái quát rằng đối tượng của tâm lý học trẻ em là sự sựphát triển tâm lý của trẻ; những đặc điểm, những quy luật đặc trưng cho sự phát triểntâm lý ở mỗi độ tuổi.II. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚICÁC KHOA HỌC KHÁC: Khi nghiên cứu sự phát triển tâm lý của trẻ, tâm lý học trẻ em đã sử dụng cáctài liệu của nhiều khoa học khác và đến lượt mình nó cũng cung cấp những tài liệucó ý nghĩa quan trọng đối với các khoa học khác. Tâm lý học trẻ em dựa trên triết học duy vật biện chứng. Các luận điểm triếthọc vạch ra những quy luật chung nhất của sự phát triển các hiện tượng tự nhiên vàxã hội. Nó chứng minh rằng tâm lý, ý thức con người do xã hội quyết định. Sự hiểubiết các quy luật chung giúp cho tâm lý học trẻ em tìm ra cách nhìn đúng đắn đối vớisự phát triển tâm lý của trẻ em. Ngược lại, việc nghiên cứu tỉ mỉ sự phát triển của trẻ em, nhất là việc trẻ emnhìn nhận thế giới xung quanh như thế nào sẽ giúp ta hiểu sâu hơn bản chất chungcủa nhận thức con người. Tâm lý học trẻ em dựa trên những tri thức về tâm lý con người do tâm lý họcđại cương cung cấp, đồng thời nó lại cung cấp cứ liệu cho tâm lý học đại cương, chonhững hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề tâm lý của người lớn, đặc biệt là nhữngquy luật nảy sinh và phát triển tâm lý như thế nào. Tâm lý học trẻ em thường xuyên sử dụng những thành tựu giải phẫu sinh lývà bệnh học lứa tuổi, nhất là những số liệu về sự phát triển của hệ thần kinh và hoạtđộng thần kinh cao cấp của trẻ. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là bảo đảm sự phát triển của trẻ, chuẩn bị chonó bước vào cuộc sống. Để làm tốt việc này, nhà giáo dục phải nắm vững những đặcđiểm và quy luật phát triển của đứa trẻ, nếu không sẽ phải mò mẫm và dễ bị sai lệch.Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, tâm lý học trẻ em có một vị trí đặc biệt. Từ việctổ chức đời sống đến việc hướng dẫn cho trẻ trong các hình thức hoạt động, muốnđạt được kết quả tốt, người nuôi dạy cần phải biết những đặc điểm và quy luật phát 1Đề Cương Bài Giảng Tâm lý học trẻ em Đào Việt Cườngtriển tâm lý của trẻ. Tâm lý học trẻ em không những giúp cho người nuôi dạy trẻ cókhả năng hiểu trẻ mà còn biết vun trồng và phát triển tất cả những phẩm chất tốt đẹpcủa trẻ. Tránh được những thiếu sót trong công tác giáo dục trẻ. BÀI 2: CÁC QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ Tâm lý con người và tâm lý động vật luôn luôn phát triển. Tuy nhiên tínhchất và nội dung của quá trình phát triển trong thế giới động vật và ở con người khácnhau. Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý động vật là sự truyền kinh nghiệm từthế hệ trước đến thế hệ sau bằng quy luật di truyền sinh học. Đặc điểm của các chứcnăng tâm lý người là chúng được phát triển trong quá trình trẻ lĩnh hội kinh nghiệm– lịch sử, theo quy luật di truyền xã hội hay kế thừa văn hoá. Nên người là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử được loàingười sáng tạo ra và giữ lại trong nền văn hoá, bằng hoạt động của chính trẻ em vàluôn luôn được người lớn hướng dẫn – tức là giáo dục. Đây chính là cơ chế của sựphát triển tâm lý trẻ em. Phân tích cơ chế này, ta nhận thấy những điều kiện đó là những mối quan hệgiữa nền văn hoá với sự phát triển của trẻ, giữa hoạt động của chính trẻ với sự pháttriển của nó, giữa những điều kiện sinh học với sự phát triển của trẻ… Những mối quan hệ này đều mang tính phổ biến và tính tất yếu khách quan,vì vậy nó mang tính quy luật.I. QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ: Cũng như mọi sinh vật, con người là một bộ phận của vũ trụ, chịu sự chi phốichặt chẽ của thế giới tự nhiên, nhưng cao hơn mọi sinh vật khác, con người còn cómột thế giới nữa do mình sáng tạo ra, đó chính là văn hoá. Do đó nói tới văn hoá lànói tới thế giới tinh thần của con người và những thành tựu đạt được trong suốt tiếntrình lịch sử của nó, để hoàn thiện mình và xã hội. Người ta chia văn hoá thành hai hình thái: Văn hoá vật chất và văn hoá tinhthần. ...

Tài liệu được xem nhiều: