Danh mục

Đề cương bài giảng Thống kê giáo dục

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 314.79 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương bài giảng Thống kê giáo dục có nội dung ôn tập lại các kiến thức của môn học này như đối tượng của thống kê giáo dục, quá trình nghiên cứu thống kê giáo dục, nghiên cứu mức độ của hiện tượng, nghiên cứu thống kê sự biến động giáo dục. Tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương bài giảng Thống kê giáo dục TS. Đỗ Ngọc Đạt ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG THỐNG KÊ GIÁO DỤC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT) Hà nội – 2007 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN THỐNG KÊ GIÁO DỤC (Dành cho học viên ngành Sư phạm Mẫu giáo) A. LÝ THUYẾT: 1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê giáo dục: Đối tượngnghiên cứu, Cơ sở lý luận và phương pháp luận của thống kê giáo dục. 2. Quá trình nghiên cứu thống kê giáo dục: Điều tra thống kê, tổng hợp thống kê, phân tổ, phân tích và dự đoán thống kê giáo dục. 3. Nghiên cứu mức độ các tượng giáo dục: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân trong nhóm thống kê giáo dục. 4. Nghiên cứu thống kê sự biến động giáo dục: Dãy số biến động (Khái niệm, ý nghĩa của dãy số biến động, các chỉ tiêu phân tích, các phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển), chỉ số thống kê giáo dục (Khái niệm và sự phân loại, Phương pháp tính chỉ số, hệ thống chỉ số). B. BÀI TẬP: 1. Các bài tập về tính số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân trong thống kê giáo dục. 2. Các bài tập về Tính chỉ tiêu phân tích dãy số biến động giáo dục như: Tính mức độ bình quân theo thời gian, tính lượng tăng tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng. 3. Các bài tập về Tính chỉ số cá thể, chỉ số phát triển, chỉ số không gian, chỉ số kế hoạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bài giảng Thống kê giáo dục. Đỗ Tiến Đạt, Hà Nội, 2007. 2. Thống kê và ứng dụng.Đặng Hùng Thắng, NXBGD, Hà Nội, 1999. 3. Mở đầu thống kê xác suất. Nguyễn Bác Sơn, NXBGD, Hà Nội, 1997. -----------------***---------------- CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG CỦA THỐNG KÊ GIÁO DỤC I- ĐỐI TƯỢNG CỦA THỐNG KÊ GIÁO DỤC 1. Thống kê học giáo dục là môn khoa học Các hiện tượng mà thống kê học nghiên cứu là các hiện tượng và quá trình xã hội về giáo dục, bao gồm: - Các hiện tượng và quá trình mở rộng giáo dục. - Các hiện tượng về dân số tham gia giáo dục. - Các hiện hiện tượng về đời sống vật chất và văn hoá giáo dục. - Các hiện tượng về xu hướng chính trị, xã hội của giáo dục. Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng xã hội, nhưng các hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với nhau, cho nên khi nghiên cứu hiện tượng xã hội không thể không nghiên cứu hiện tượng tự nhiên. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của thống kê học giáo dục rất rộng: Khác với tất cả các môn học khoa học xã hội khác, thống kê học không trực tiếp nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng xã hội. Thống kê học nghiên cứu mặt lượng sự liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng xã hội của giáo dục. Các con số thống kê có thể phản ánh được mặt chất của hiện tượng, vì mặt chất và mặt lượng là hai mặt không thể tách rời nhau của sự vật hay hiện tượng trong giáo dục. Hiện tượng thống kê học nghiên cứu trong hoạt động giáo dục là hiện tượng số lớn, tức là tổng thể bao gồm nhiều hiện tượng cá biệt. Thống kê học coi tổng thể các hiện tượng cá biệt trong giáo dục như một thể hoàn chỉnh và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu. Nói thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn không có nghĩa tuyệt đối không nghiên cứu hiện tượng cá biệt, như nhà trường; hình thức tổ chức… Đối tượng của thống kê học giáo dục bao giờ cũng tồn tại trong những điều kiện thời gian và không gian, địa điểm và môi trường diễn ra hoạt động giáo dục. II – CƠ SỎ LÝ LUẬN CỦA THỐNG KÊ HỌC GIÁO DỤC 1. Nhận thức bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng và quá trình Chủ nghĩa dauy vật lịch sử nghiên cứu bản chất và những quy luật chung nhất và cơ bản nhất về sự phát triển xã hội của giáo dục. Khi nghiên cứu hiện tượng trong giáo dục phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng, tức là phải vận dụng khái niệm, phạm trù, các quy luật của duy vật lịch sử. 2. Ý nghĩa thông tin trong khoa học giáo dục Sựphát triển của thống kê gắn chặt với sự phát triển của thông tin trong giáo dục. Hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày đựơc thông qua thông tin, mỗi con người sống trong xã hội, dù có ý thức hay không có ý thức đều thường xuyên hoạt động gắn với thống kê. Có hai cách biểu hiện: - Biểu hiện thụ động: con người thu nhận thông tin qua các phương tiện truyền tin. - Biểu hiện chủ động: con người đưa ra những tin tức về kết quả hoạt động của bản thân. Kết quả chất lượng của công tác thống kê giáo dục phụ thuộc vào các tài liệu mà những người làm công tác giáo dục và học sinh cung cấp. Mối quan hệ giữa cán bộ giáo dục, học sinh, giáo viên với người quản lý phụ thuộc vào khối lượng thông tin thống kê ngày càng phong phú. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành giáo dục chính là sự phân công và mở rộng phạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: