Danh mục

de_cuong_cau_hoi_va_tra_loi_triet_hoc 5

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.67 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể kết luận rằng: Sự khác biệt căn bản giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng là ở chỗ, phương pháp siêu hình nhìn nhận sự vật bằng một tư duy cứng nhắc, máy móc; còn phương pháp biện chứng nhìn nhận, xem xét sự vật với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
de_cuong_cau_hoi_va_tra_loi_triet_hoc 5 Có thể kết luận rằng: Sự khác biệt căn bản giữa phương pháp siêu hình và phương phápbiện chứng là ở chỗ, phương pháp siêu hình nhìn nhận sự vật bằng một tư duy cứng nhắc,máy móc; còn phương pháp biện chứng nhìn nhận, xem xét sự vật với một tư duy mềmdẻo, linh hoạt. Phương pháp biện chứng không chỉ nhìn thấy những sự vật cụ thể mà cònthấy mối quan hệ qua lại giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cảsự sinh thành, sự diệt vong của chúng; không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạngthái động của sự vật; không chỉ “thấy cây mà còn thấy cả rừng”. Đối với phương pháp siêuhình thì, sự vật hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại; hoặc là thế này, hoặc là thế khác; “hoặclà… hoặc là…”, chứ không thể vừa là thế này vừa là thế khác; “vừa là… vừa là…”. Đốivới phương pháp biện chứng thì, một sự vật vừa là thế này vừa là thế kia, “vừa là… vừalà…”. Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực khách quan đúng như nó đang tồn tại. Vìvậy, phương pháp biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người trong quá trìnhnhận thức và cải tạo thế giới.2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng Page 40 of 487 Với tư cách là một phương pháp nhận thức đúng đắn về thế giới, phương pháp biệnchứng không phải ngay khi ra đời đã trở nên hoàn chỉnh, mà trái lại nó phát triển qua từnggiai đoạn gắn liền với sự phát triển của tư duy con người. Trong lịch sử triết học, sự pháttriển của phương pháp biện chứng được biểu hiện qua ba hình thức lịch sử của phép biệnchứng: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng duy vật. + Phép biện chứng tự phát là hình thức biện chứng tồn tại ở thời cổ đại. Các nhà biệnchứng cổ đại cả phương Đông lẫn phương Tây đã nhận thức được các sự vật, hiện tượngcủa vũ trụ luôn tồn tại trong trạng thái vận động, biến đổi và trong những mối liên hệ chằngchịt với nhau. Tuy nhiên, những nhận xét của các nhà biện chứng cổ đại về sự vận động,biến đổi của sự vật, hiện tượng chủ yếu vẫn chỉ là kết quả của sự quan sát, trực kiến thiêntài chứ chưa phải là kết quả của sự nghiên cứu và của thực nghiệm khoa học. Vì vậy, tưtưởng biện chứng thời kỳ này chủ yếu dừng ở những đánh giá về hiện tượng biến đổi, mốiliên hệ giữa các sự vật chứ chưa thật sự đi sâu vào xem xét bản thân sự vật để có nhữngnhận xét sâu sắc về sự vận động của sự vật. Theo Ph.Ăngghen, cách nhận xét thế giới của Page 41 of 487các nhà biện chứng cổ đại như trên là cách nhận xét còn nguyên thuỷ, ngây thơ nhưng cănbản là đúng. + Phép biện chứng duy tâm biểu hiện tập trung, rõ nét nhất trong triết học cổ điển Đức,mà người khởi đầu là I.Cantơ và người hoàn thiện là Ph.Hêghen. Có thể nói, lần đầu tiêntrong lịch sử của tư duy nhân loại, các nhà biện chứng trong nền triết học cổ điển Đức đãtrình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng. Cácnhà biện chứng cổ điển Đức không chỉ nhìn thế giới trong quá ttrình vận động, phát triển,trong tính chỉnh thể thống nhất mà còn khẳng định về tính quy luật của sự phát triển đó. Tuynhiên, phép biện chứng này lại mang tính duy tâm, biểu hiện ở việc khẳng định sự phát triểncủa thế giới xuất phát từ tinh thần và kết thúc cũng ở tinh thần. Theo Ph.Hêghen, sự pháttriển thực chất là quá trình vận động, phát triển của yếu tố tinh thần gọi là “ý niệm tuyệtđối” hay “tinh thần tuyệt đối”. Trong quá trình phát triển của mình, “ý niệm tuyệt đối” tự thahoá chuyển thành giới tự nhiên, xã hội để sau đó lại quay trở về bản thân mình. Như vậy,đối với phép biện chứng duy tâm này, sự vận động phát triển của giới hiện thực chẳng quachỉ là sự sao chép lại sự tự vận động của “ý niệm tuyệt đối”. Page 42 of 487 +Phép biện chứng duy vật là hình thức biện chứng biểu hiện trong triết học do C.Mácvà Ph.Ăngghen xây dựng trên cơ sở khắc phục tính chất duy tâm của phép biện chứng duytâm cổ điển Đức, sau đó được V.I.Lênin phát triển. C.Mác và Ph.Angghen đã gạt bỏ tínhchất duy tâm, thần bí đồng thời kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duytâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là khoa học về mối liên hệ phổ biếnvà về sự phát triển. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội. Vai trò của triết học Mác – Câu 4: Lênin đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.1. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội a) Vai trò thế giới quan + Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về vị trí conngười trong thế giới cũng như về bản thân cuộc sống con người. Thế giới quan có vai tròquan trọng trong việc định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống của mình ; bởi Page 43 of 487lẽ trong thế giới quan bao gồm không chỉ yếu tố tri thức mà trong đó còn có cả yếu tố tìnhcảm, niềm tin, lý tưởng, biểu hiện thái độ sống của con người. Trong thế giới quan, mặc dù có cả các yếu tố khác như niềm tin, lý tưởng nhưng yếu tốtri thức đóng vai trò quyết định. Bởi lẽ, tri thức chính là nền tảng, cơ sở của sự xác lập niềmtin và lý tưởng. Niềm tin của con người cần phải dựa trên cơ sở tri thức. Nếu niềm tinkhông được xây dựng trên cơ sở tri thức thì niềm tin đó sẽ biến thành niềm tin mù quáng.Tương tự, lý tưởng cũng phải dựa trên cơ sở tri thức. Nếu lý tưởng không dựa vào tri thứcthì lý tưởng đó sẽ biến thành sự cuồng tín. Tuy nhiên, tự bản thân tri thức chưa phải là thế giới quan. Tri thức chỉ gia nhập thế quan,trở thành một bộ phận của thế quan chừng nào nó chuyển thành niềm tin và cao hơn, chuyểnthành lý tưởng sống của con người, mà vì lý tưởng sống đó, người ta sẵn sàng hy sinh bảnthân mình. Bởi lẽ, chỉ khi nào tri thức chuyển thà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: