Danh mục

Đề cương môn Hệ thống thông tin quản lý

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 73.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu 1: Khái niệm thông tin, dữ liệu? So sánh thông tin dữ liệu? Khái niệm dữ liệu: Dữ liệu là các phản ánh về sự vật, hiện tượng trong một thế giới khách quan. Dữ liệu là các giá trị thô chưa có ý nghĩa với người sử dụng, có thể là một tập hợp các giá trị mà không biết được sự liên kết giữa chúng. Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh,…) VD: Nguyễn Văn Nam, 123456, 14/10/02, 18...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương môn Hệ thống thông tin quản lý Đề cương ôn tập Câu 1: Khái niệm thông tin, dữ liệu? So sánh thông tin dữ liệu? Khái niệm dữ liệu: Dữ liệu là các phản ánh về sự vật, hiện tượng trong một thế giới khách quan. Dữ liệu là các giá trị thô chưa có ý nghĩa với người sử dụng, có thể là một tập hợp các giá trị mà không biết được sự liên kết giữa chúng. Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh,…) VD: Nguyễn Văn Nam, 123456, 14/10/02, 18 Khái niệm thông tin: Thông tin là ý nghĩa được rút ra từ dữ liệu thông qua quá trình xử lý (phân tích, tổng hợp,…) phù hợp với mục đích cụ thể của người sử dụng. Thông tin có thể gồm nhiều giá tr ị d ữ li ệu đ ược tổ chức sao cho nó mang lại một ý nghĩa cho một đối tượng cụ thể, trong một ngữ cảnh cụ thể. VD: với dữ liệu trên có thông tin sau: Thủ kho Nguyễn Văn Nam xuất mặt hàng có danh mục là 123456 vào ngày 14/10/02 với số lượng là 18 So sánh dữ liệu và thông tin: Thông tin = dữ liệu + xử lý Câu 2: Trình bày các khái niệm hệ thống, hệ thống thông tin, hệ thông thông tin quản lý? cho ví dụ? Khái niệm hệ thống: Hệ thống là 1 tập hợp gồm nhiều phần tử tương tác, có các mối quan h ệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới 1 mục tiêu chung thông qua chấp thu ận các đầu vào, biến đổi có tổ chức để tạo kết quả đầu ra. (phần tử có thể là vật chất hoặc phi vật chất: con người, máy móc, thông tin, dữ liệu,…) Vd: hệ thống giao thông, hệ thống máy tính,… Khái niệm hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin là tập hợp người, thủ tục, máy móc, thiết bị và các nguồn lực khác để thu thập, xử lý, truyền và phát thông tin trong một tổ chức. Hệ thống thông tin có thể là thủ công nếu dựa vào các công cụ như giấy, bút. Hệ thống thông tin hiện đại là hệ thống tự động hóa dựa vào máy tính (phần cứng, phần mềm) và các công nghệ thông tin khác. Vd: Hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin marketing, tài chính kế toán,… Khái niệm hệ thống thông tin quản lý: Hệ thống thông tin phục vụ quản lý là hệ thống phục vụ các chức năng lập kế hoạch, giám sát và ra quyết định ở các cấp quản lý. Hệ thống cung cấp các thông tin cần thiết cho sự quản lý, điều hành của một doanh nghiệp. Hạt nhân của hệ thống là cơ sở dữ liệu chứa các thông tin phản ánh dưới tình trạng hoạt động hiện thời của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin thu thập các thông tin từ môi trường của doanh nghiệp, phối hợp với các thông tin có trong cơ sở dữ liệu để kết xuất các thông tin mà nhà quản lý cần, đồng thời thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu để giữ cho các thông tin đó luôn phản ánh đúng thực trạng hiện thời của doanh nghiệp. Câu 3: Các giai đoạn phát triển của hệ thống xử lý thông tin? Hệ thống xử lý thông tin phát triển qua 3 giai đoạn: hệ thống thông tin thủ công, hệ thống thông tin tin học hóa từng phần, hệ thống xử lý thông tin tin học hóa đồng bộ. Hệ thống xử lý thông tin thủ công: - Quy trình xử lý thông tin thực hiện hoàn toàn theo phương pháp thủ công, sử dụng các công c ụ: bàn phím, thước tính, máy tính tay,… để tính toán, thống kê, tài vụ. Là giai đoạn xử lý thông tin trong các hệ thống thông tin quy mô nhỏ, trình độ sản xuất và quản lý còn chưa phát triển. Hệ thống xử lý thông tin tin học hóa từng phần - Quy mô sản xuất ngày càng phát triển, khối lượng các dòng thông tin kinh tế tăng lên không ngừng nên không thể chỉ sử dụng quy trình xử lý thông tin thủ công. Trong khi đó, xu thế phát triển kinh tế trên thế giới là các quyết định quản lý phải được tính đến nhiều yếu tố và có tính dự báo cao. Trong giai đoạn này đã đưa vào và sử dụng những máy tính điện tử đ ể x ử lý thông tin trong một số khâu, làm cho tốc độ xử lý thông tin đã tăng lên đáng kể nhưng chưa có sự đồng bộ về thông tin trong hệ thống. Hệ thống xử lý thông tin tin học hóa đồng bộ - Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của hệ thống xử lý thông tin. Trong hệ th ống các máy tính điện tử được sử dụng rộng rãi và được kết nối với nhau thành một mạng LAN làm c ơ sở kỹ thuật và công nghệ cho quy trình xử lý thông tin, một cơ sở dữ liệu thống nhất làm cho toàn bộ hệ thống được xây dựng đảm bảo không có sư trùng lặp thông tin như hai hệ thống trước. Câu 4: Các thành phần của một hệ thống thông tin quản lý? Hệ thống thôn tin quản lý gồm 5 thành phần chính: Con người, phần cứng, phần mềm, dữ liệu, và mạng. Con người: - Con người là chủ thể điều hành và sử dụng hệ thống thông tin, được chia làm hai nhóm gồm Xây dựng và bảo trì hệ thống (Lập trình viên, phân tích viên hệ thống, kỹ thuật viên,…) và Sử dụng hệ thống (các cấp quản lý, kế toán, nhân viên các phòng ban,…) Là thành phần rất quan trọng của hệ thống thông tin, do đó tổ chức cần phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động tri thức, có tay nghề cao để sử dụng hệ thống thông tin + Năng lực cần có của phân tích viên hệ thống: Năng lực về kỹ thuật: Hiểu biết về phần cứng, phần mềm, công cụ lập trình, biết đánh giá các phần mềm hệ thống, phần mềm chuyên dụng cho một doanh nghiệp đặc thù. Kỹ năng giao tiếp: Hiểu các vấn đề của người sử dụng và tác động của chúng đối với các bộ phận khác của doanh nghiệp; hiểu các đặc thù của doanh nghiệp; hiểu nhu cầu thông tin trong doanh nghiệp; khả năng giao tiếp của mọi người ở các vị trí khác nhau. Kỹ năng quản lý: Khả năng quản lý nhóm; khả năng lập và điều hành kế hoạch phát triển các đề án. Phần cứng: - Phần cứng gồm các thiết bị vật lý được sử dụng trong quy trình xử lý thông tin, phần cứng là các thiết bị hữu hình có thể nhìn thấy, cầm nắm được. Vd: Máy tính điện tử, h ệ th ống phần cứng mạng (card mạng, modem, cáp mạng,…) Khi lựa chọn phần cứng cần đảm bảo yêu cầu: Sự tương thích, khả năng nâng cấp, và độ tin cậy. Phần mềm: - Phần mềm là chương trình máy tính, là tập hợp các chỉ lệnh theo một trật tự xác định nhằm điều khiển thiết bị phần cứng tự động thực hiện một công việc nào đó. Phần mềm đ ược vi ết qua ngôn ngữ lập trình. Thông thường, ...

Tài liệu được xem nhiều: