Danh mục

Đề cương môn học Lý thuyết tài chính - GV. Nguyễn Phương Thúy

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 549.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (60 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương môn học Lý thuyết tài chính của GV. Nguyễn Phương Thúy gồm 3 chương. Chương 1 trình bày những vấn đề cơ bản về tài chính như tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính, bản chất của tài chính, chức năng của tài chính, hệ thống tài chính Việt Nam. Chương 2 trình bày về ngân sách nhà nước bao gồm các vấn đề như những vấn đề chung về ngân sách nhà nước, nội dung hoạt động chủ yếu của ngân sách nhà nước, hệ thống ngân sách nhà nước và quản lí ngân sách nhà nước ở Việt Nam, chu trình quản lí ngân sách nhà nước. Chương 3 trình bày những vấn đề cơ bản của Tài chính doanh nghiệp. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương môn học Lý thuyết tài chính - GV. Nguyễn Phương Thúy Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy Môn học: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH Chương I: Những vấn đề cơ bản về tài chính I/ Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính: 1. Tiền đề sản xuất hàng hoá và tiền tệ Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ: Phân công lao động xã hội phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá được hình thành Tiền tệ xuất hiện như 1 đòi hỏi khách quan Cuộc cách mạng trong công nghệ phân phối ( chuyển từ phân phối bằng hiện vật sang phân phối bằng giá trị) Tài chính ra đời. 2. Tiền đề Nhà nước: Chế độ tư hữu xuất hiện: Xã hội bắt đầu phân chia giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội Nhà nước xuất hiện dưới hình thái Nhà nước của chế độ nô lệ nhu cầu chi tiêu nhằm duy trì quyền lực của Nhà nước Quỹ tiền tệ của nhà nước do công dân đóng góp Tài chính nhà nước (tài chính công ) xuất hiện 3. Sự tồn tại và phát triển: Trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tài chính công chỉ là để phục vụ cho các hoạt động đơn thuần về mặt chính trị của Nhà nước. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933, vai trò của Nhà nước đã được thay đổi. Tài chính công lúc này không còn là một yếu tố trung lập mà là một công cụ để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Ngoài bộ phận tài chính công phục vụ trực tiếp cho chức năng chính trị, còn xuất hiện bộ phận tài chính công phục vụ cho việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Bên cạnh đó cũng xuât hiện bộ phận tài chính tư gắn liền với các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân trong nền kinh tế - xã hội. Có thể nhận xét rằng, trong 2 tiền đề kể trên thì sản xuất hàng hóa - tiền tệ là nhân tố mang tính chất khách quan có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời, tồn tại và Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 1 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy phát triển của tài chính và Nhà nước là nhân tố có ý nghĩa định hướng tạo ra hành lang và điều tiết sự phát triển của tài chính. II/ Bản chất của tài chính: 1. Biểu hiện bên ngoài: Có thể thấy những biểu hiện bên ngoài của tài chính trong các mối quan hệ sau: - Quan hệ giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư: Thuế, phí, lệ phí, mua trái phiếu do Nhà nước phát hành Dân cư, doanh nghiệp Nhà nước Cấp phát vốn, kinh phí cho DNNN, Tổ chức xã hội, thực hiện chính sách phúc lợi, xã hội - Quan hệ giữa các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và các tầng lớp dân cư: Biểu hiện cụ thể: + Các quan hệ thanh toán tiền mua bán tài sản, vật tư, hàng hoá, dịch vụ. + Các hình thức huy động nguồn tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, tín dụng,… + Quan hệ đóng lệ phí bảo hiểm và nhận tiền bồi thường bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại. + Quan hệ trả lương, trả công giữa doanh nghiệp với người lao động trong DN. + Quan hệ phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp. + v.v... - Quan hệ tài chính quốc tế: Biểu hiện cụ thể: + Quan hệ viện trợ, vay nợ giữa các Chính phủ hoặc giữa chính phủ của một nước với các tổ chức phi Chính phủ, với các tổ chức tài chính- tiền tệ - tín dụng quốc tế. + Các hình thức đầu tư trực tiếp,gián tiếp giữa các tổ chức, cá nhân của các nước. Qua các hiện tượng tài chính trên có thể thấy biển hiện bên ngoài của tài chính là các hiện tượng thu, chi bằng tiền; là sự vận động của các nguồn tài chính; là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội. Đề cương môn học Lý thuyết tài chính http://www.ebook.edu.vn 2 Trường Cao đẳng Nghề Thương mại và Công nghiệp Nguyễn Phương Thúy 2. Nội dung kinh tế xã hội ( bản chất bên trong) Các hiện tượng tài chính ( biểu hiện bên ngoài của tài chính) là sự thể hiện và phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Các quan hệ kinh tế như thế được gọi là các quan hệ tài chính. Các quan hệ tài chính biểu hiện mặt bản chất bên trong của tài chính ẩn dấu sau các biểu hiện bên ngoài. Chúng ta có thể dựa vào một số đặc điểm sau của các quan hệ tài chính để phân biệt tài chính và các phạm trù kinh tế khác. - Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ kinh tế phân phối dưới hình thái giá trị. - Tài chính là những quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. - Tài chính là những quan hệ kinh tế chịu sự tác động trực tiếp của Nhà nước và của Pháp luật. Khái niệm tổng quát về tài chính: Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. III/ Chức năng của tài chính: 1. Chức năng phân phối: Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội. 1.1. Đối tượng, chủ thể và kết quả: - Đối tượng: các nguồn của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là các nguồn tài chính, là tiền tệ đang vận động một cách độc lập với tư cách phương tiện thanh toán, phương tiện t ...

Tài liệu được xem nhiều: