Từ thế kỉ I đến thế kỉ X là thời kỳ hinh thành và phát triển quan hệ sản xuất phongkiến. Nền kinh tế, cơ bản vẫn là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Công cụ sắt đượcsử dụng khá phổ biến trong nông nghiệp năng suất không ngừng nâng cao.Chế độ lien minh bộ lạc bị phá vỡ, chế độ lạc hầu lạc tướng bị suy sụp, chế độ châu,huyện, lệ thuộc được hình thành. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp: sĩ nông côngthương....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương môn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM Câu 1: Quan điểm nhân sinh, bản thể thời kỳ Bắc thuộc? Từ thế kỉ I đến thế kỉ X là thời kỳ hinh thành và phát triển quan hệ sản xuất phongkiến. Nền kinh tế, cơ bản vẫn là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Công cụ sắt đượcsử dụng khá phổ biến trong nông nghiệp năng suất không ngừng nâng cao. Chế độ lien minh bộ lạc bị phá vỡ, chế độ lạc hầu lạc tướng bị suy sụp, chế độ châu,huyện, lệ thuộc được hình thành. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp: sĩ nông côngthương. Trong suốt thời kỳ bắc thuộc các tập đoàn phong kiến trung quốc kế tiếp nhau thựchiện chính sách đồng hóa dân tộc việt. Thời kỳ này cũng là thời kỳ truyền bá các học thuyếtnho, đạo và phật giáo vào Việt nam. Người Việt tiếp thu tam giáo có chọn lọc, kết hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa từđó hình thành quan niệm mới về vũ trụ, nhân sinh. Về vũ trụ, họ thường thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên. Tư tưởng thờ trời cònkhá phổ biến. trong tâm thức của người Việt trời là đấng tối cao. Tiếp thu dịch học Trungquốc người Việt gắn cho trời tính dương, còn đất mang tính âm, âm dương hòa hợp,chuyển hóa tạo ra vạn vật. Trời tuy cao, xa nhưng vẫn gần gũi với con người, cứu giúp conngười lúc nguy lan. Giữa trời và đất, trời và người có sự giao cảm linh ứng. Do ảnh hưởngcủa nho giáo người Việt tin vào mệnh trời. quan niệm về trời tuy mang tính duy tâm, thầnbí song cũng là dễ hiểu bởi nó phản ánh cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiêncủa cư dân nông nghiệp và trình độ nhận thức còn hạn chế của người việt thời kỳ này. Đất trong tư duy của người Việt bao giờ cũng dày và tối được xem là một thế giớiriêng. Đất còn được xem là người mẹ sinh ra, nuôi lớn con người. khi chết người ta lại trởvề với đất mẹ. Do ảnh hưởng của nho giáo nên người việt tin rằng “tử tất quy tổ”, do đókhi chon cất thường tìm nơi đắc địa để đặt mồ mả. Ngoài trời, đất thì nước cũng là một yếu tố quan trọng trong tư duy người Việt. nướccũng mang tính âm, nước là nguồn gốc của mọi sự sinh sôi, nảy nở của các loại cây trồng.Tín ngưỡng thờ Tứ pháp nói lên vai trò quan trọng của nước trong sản xuất nông nghiệp. Ởnhiều làng xã việt nam, do ảnh hưởng của Phật giáo trong các lễ hội dân gian có tục rướcnước tắm tượng. Theo quan niêm của người Việt không gian có ba vùng chính là Trời, đất và nước. Đóchính là không gian sinh tồn của con người, là hệ thống sinh thái nhân văn giữa con ngườivới môi trường tự nhiên. Quan niệm về không gian như trên mang tính thần bí, duy tâm thểhiện sự nhận thức chủ quan của cư dân nông nghiệp kém phát triển. Cùng với không gian, thời gian cũng là yếu tố quan trọng đối với cuộc sống của ngườiViệt. Coi trọng hiện tại song không bao giờ quên quá khứ và luôn lạc quan tin tưởng ởtương lai là một đặc điểm trong tư duy của người Việt. Là cư dân nông nghiệp người việtchú trọng tới thời tiết và đã biết tiếp thu âm lịch của người trung quốc vào sản xuất và sinhhoạt. Họ cho rằng có ngày tốt và ngày xấu, giờ tốt và giờ xấu. ngày sóc và ngày vọng hàngtháng các gia đình thường làm lễ cúng thần phật cầu may. Về nhân sinh, nếu người phương Tây thiên về tư duy hướng ngoại thì người Việt lạithiên về tư duy hướng nội, thế giới nội tâm được chú trọng, chiêm nghiệm, khám phá. Đểtồn tại và phát triển một mặt người Việt phải tiếp tục di dưỡng những giá trị văn hóatruyền thống mặt khác phải tiếp biến những giá trị văn hóa bên ngoài bản địa chúng bổsung vào bảng giá trị truyền thống. Do ảnh hưởng của nho giáo người Việt đã rất chú trọng tới việc xây dựng gia đinh,dòng họ. Trong gia đình, dòng họ điều cốt lõi là con người phải có đức hiếu. Hiếu là biểuhiện của nhân, là nguồn gốc của trung. Với người Việt hiếu kính với cha mẹ là giá trị tinhthần, là nội dung đạo đức trong gia đình, ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống. Hiếu kính với chamẹ không phải chỉ là sự thể hiện tình cảm, lòng biết ơn còn là trách nhiệm, nghĩa vụ củangười con. Đạo hiếu nhắc nhở con cháu không những chỉ hiếu thảo với ông bà cha mẹ mà còn phảihiếu đễ với anh chị em trong gia tộc. Như vậy, có thể nói thời kỳ Bắc thuộc là thời kỳ hình thành và phát triển những quanniệm về bản thể, nhân sinh của cộng đồng người Việt. Những quan niệm ấy là sự tiếp nốitư tưởng thời kỳ Hùng Vương, có sự tiếp biến tư tưởng Tam giáo, phản ánh cuộc sống xãhội của một thời kỳ đấu tranh oanh liệt chống thiên tai và địch họa. Câu 2: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ X – XV? 1. Bối cảnh lịch sử: Sang thế kỷ 10 lịch sử Việt Nam bước sang một thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng và pháttriển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỳ hình thành và phát triển nền văn hóa Đại Việt. Nhìn chung các triều đại phong kiến thời kỳ này đặc biệt chú ý đến sản xuất nôngnghiệp. Lực lượng sản xuất được phát triển, các vùng đất mới được mở mang, các côngtrình thủy lợi được tiến hành, cắt cử các quan chức trông coi việc ...