Thông tin tài liệu:
Tai biến:* Tổn thương ống mật chủ:- Tổn thương một phần- Đứt hoàn toàn+ BH:dịch màu vàng lẫn máu chảy ra+ XT: Đặt dẫn lưu trong ống mật chủ qua cơ Oddi qua thành trước tá tràng ra ngoài(DL Voelker). Hoặc nối 2 đầu OMC và dẫn lưu Kehr
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ngoại bụng- Điều trị ngoại khoa loét dạ dày- tá tràng (tiếp theo) Đề cương ngoại bụng- Điều trị ngoại khoa loét dạ dày- tá tràng (tiếp theo) Câu 13. Các tai biến, biến chứng sau mổ cắt dạ dày điều trị loét dạ dày tátràng: 1. Tai biến: * Tổn thương ống mật chủ: - Tổn thương một phần - Đứt hoàn toàn + BH:dịch màu vàng lẫn máu chảy ra + XT: Đặt dẫn lưu trong ống mật chủ qua cơ Oddi qua thành trước tá tràng rangoài(DL Voelker). Hoặc nối 2 đầu OMC và dẫn lưu Kehr * Cắt phải bóng Vater - NN: + ổ loét nằm sâu ở đoạn II tá tràng PTV không biết đã cắt dạ dày cố gắng lấy cảổ loét + ổ loét to ở tá tràng kéo bóng Vater lên cao + Bất thường giải phẫu - Biểu hiện: Thấy dịch mật và tuỵ chảy ra ở mỏm tá tràng - XT: nối đầu tuỵ với tá tràng hoặc nối với hỗng tràng * Tổn thương ống tuỵ * Vỡ lách - NN: do tác động quá mạnh trong lúc kéo banh vết mổ, khi kéo dạ dày giảiphóng bờ cong lớn và khi lau ổ bụng. - BH: thấy nhiều máu ở vùng lách - XT: cắt lách * Nối nhầm với hồi tràng: - NN: đoạn cuối hồi tràng cũng cố định như quai đầu hỗng tràng - BH sau mổ: ỉa lỏng, phân sống, ợ hơi hôi thối, thể trạng suy sụp Chẩn đoán cho bệnh nhân uống baryt sẽ thấy thuốc xuống manh tràng rất nhanh - XT: mổ lại * Nối ngược quai: là quai đến bắt đầu nối từ bờ cong lớn dạ dày và quai đi bắtđầu từ bờ cong nhỏ - XT: mổ lại 2. Biến chứng sớm: - Chảy máu trong - Nhiễm khuẩn - Tắc miệng nối - Rò mỏm tá tràng - Bục miệng nối dạ dày- ruột - Viêm tuỵ cấp sau mổ * Chảy máu: 6-12 h sau mổ Gồm: - Chảy máu vào trong lòng ống tiêu hoá - Chảy máu trong ổ bụng(ngoài ống tiêu hoá) Chảy máu trong lòng ống tiêu hoá NN - Chảy máu miệng nối do khâu cầm máu không tốt - Còn lại ổ loét ở phần dạ dày(mỏm dạ dày) chưa được cắt - Còn ổ loét tá tràng để lại có thể do loét sâu khó cắt, khó đóng mỏm tá tràng.Đo đó để tránh chảy máu sau mổ với bn có tiền sử dạ dày tá tràng khi mổ ra khôngnhìn thấy hoặc không sờ thất ổ loét ở phần dưới của dạ dày hoặc ở tá tràng phải kiểmtra kỹ vùng đáy vị và tâm vị. Khi đã phát hiện được ổ loét ở đáy vị thì tùy theo tínhchất của loét mà chọn 1 trong 2 pp phẫu thuật thích hợp sau: + Cắt đoạn phần trên dạ dày, cắt toàn bộ dạ dày nếu loét có khả năng K hoá + Cắt khâu lỗ thủng kết hợp cắt dây X và tái tạo mở thông môn vị Điều trị Điều trị nội khoa: truyền máu, trợ tim mạch, bổ sung dịch, cầm máu. Nếu HA không lên cần vừa hồi sức vừa mổ lại. Khi mổ thấy mỏm dạ dày cănggiãn do máu chảy tụ lại cần rạch phía trên mỏm dạ dày để lấy hết máu cục và để kiểmtra vị trí chảy máu, nếu: + Chảy máu tại chỗ miệng nối phải khâu cầm máu lại + Nếu ở niêm mạc dạ dày có nhiều đốm chảy máu vì căng giãn thì cần lau sạch,đắp gạc tẩm huyết thanh ấm chờ cho hết chảy máu, nếu không hết chảy máu thì cầnkhâu cầm máu + Nếu thấy 1 ổ loét chảy máu ở phình vị lớn dạ dày thì khâu cầm máu tại ổ loétnếu có điều kiện thì làm sinh thiết tức thời chỗ loét để biết tính chất có phải ác tínhkhông để xử trí kịp thời Thực tế do máu chảy rỉ rả, đông lại chèn ép ống thông hút dạ dày lên khongthấy máu chảy ra được do đó khi thấy không có máu theo sonde ra ngoài cũng khôngnên nghĩ là không có chảy máu Chảy máu trong khoang phúc mạc(ngoài ống tiêu hoá): hiếm gặp NN - Rách bao lách, rách lách có thể xảy ra khi: + Bóc tách giải phóng bờ cong lớn + Tỳ kéo van đặt ở hố lách quá mạnh gây chấn thương +Khi mổ đã kết thúc nhưng động tác hút dịch, lau hố lách bằng gạc không nhẹnhàng nên có thể gây thương tổn ở cuống lách hoặc ở lách - Khi giải phóng dây chằng vị đại tràng ngang đã thắt thành từng cục nhỏ cả dâychằng và mạch máu - Do thắt không tốt các mạch máu như đm môn vị, động mạch vị mạc nối phảivà trái, đm tá tuỵ trên Phòng và điều trị - Dự phòng : không làm rách bao lách khi giải phóng bờ cong lớn không tỳ kéovan quá mạnh. Hút dịch ở hố lách khi kết thúc mổ, cần tránh động tác thô bạo để khỏigây tổn thương cuống lách hoặc lách Khi giải phóng bờ cong lớn thắt cầm máu ở dây chằng cần tiến hành tỷ mỷ,tránh buộc cả cụm to dễ tụt mạch máu gây chảy máu tụ và chảy máu về sau. Thắt cácmạch máu quanh dạ dày cần làm đúng kỹ thuật và chính xác từng mạch máu. Khi bóctách tá tràng trong trường hợp mặt sau có ổ loét xơ chai, dễ gây chảy máu to tổnthương đm tá tuỵ trên cần chú ý: + Tránh gây tổn thương mạch máu + Khi đã có chảy máu cần kiểm tra cầm máu tỷ mỉ, tránh vội vàng khâu cầmmáu cả cụm + Tránh tình trạng để các mạch máu co lại trong khối tuỵ, hình thành máu tụ sẽgây chảy máu hoặc gây viêm tuỵ sau mổ - Điều trị + Chảy máu do những mạch máu nhỏ có thể tự cầm. + Nếu chảy máu do động mạch lớn thì phải mổ lại để xử trí. Trường hợp ởcuống lách, bao lách thì bảo đảm nhất là cắt lách trừ khi là do xước hoặc rách ở rìalách rất nhỏ có thể khâu bảo tồn bằng chỉ catgut và theo dõi sát sau đó * Nhiễm khuẩn: vết mổ, nhiễm khuẩn phúc mạc, viêm tiểu đại tràng có mànggiả Nhiễm khuẩn phúc mạc NN - Nhiễm khuẩn từ ngoài vào - Nhiễm khuẩn từ đầu khu trú ở mũi họng về sau lan toả vào đường mổ - Nhiễm khuẩn lan ra từ tá ràng, dạ dày hỗng tràng trong quá rtình mổ - Rò mỏm tá tràng - Rò chỗ mở thông môn vị(trong mổ cắt dây X) - Rò miệng nối dạ dày-hỗng tràng Chẩn đoán: Nhiễm khuẩn phúc mạc có thể biểu hiện là một ổ dịch ứ đọng, mộtổ apxe Điều trị: Kháng sinh mạnh, liều cao Nếu nghi ổ apxe thì cần mổ thăm dò vì kéo dài bn không ăn uống được sẽ ...