Danh mục

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

Số trang: 9      Loại file: docx      Dung lượng: 36.23 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Địa lí lớp 9, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3 TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NHÓM HÓA HỌC Môn: Hóa Học 12 Năm học 2023-2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA Trắc nghiệm khách quan: 100% Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (40 câu). II. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết Chủ đề: Kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất - Tên nguyên tố, vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron, tính chất vật lý, tính chất hóa học,điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ. - Hợp chất quan trọng của Ca: CaCO3, CaSO4, nước cứng. Chủ đề: Nhôm và hợp chất của nhôm - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron, tính chất hóa học của nhôm. - Tính chất hóa học, điều chế một số hợp chất quan trọng của nhôm: Al 2O3, Al(OH)3, muối nhôm(phèn chua). Chủ đề: Sắt và hợp chất của sắt - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+. - Tính chất hóa học của Fe. - Tính chất hóa học của hợp chất sắt(II) và hợp chất sắt(III). Chủ đề: Crom và hợp chất của crom - Vị trí trong bảng tuần hoàn. - Tính chất hóa học của Cr. - Tính chất hóa học của hợp chất crom(III) và hợp chất crom(VI). Chủ đề: Hóa học và vấn đề môi trường 2. Một số dạng bài tập lí thuyết và toán cần lưu ý - Hoàn thiện sơ đồ phản ứng, phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của kim loại kiềm,kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt và hợp chất. - Kim loại kiềm, kiềm thổ tác dụng với nước. - Hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và oxit tác dụng với nước. - Phản ứng nhiệt nhôm. - Khử oxit kim loại bằng chất khử (C, CO, H2). - Điện phân. - Kim loại/oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng, HNO3, H2SO4 đặc). - Kim loại tác dụng với dung dịch muối. 3. Một số bài tập minh họa Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. ns3. Câu 3: Kim loại nào sau đây là kim thoại kiềm? A. Ba. B. Fe. C. Na. D. Cu. Câu 4: Cho phản ứng: Na + H2O → X + 1/2H2. X có công thức là A. Na. B. NaOH. C. NaCl. D. NaCl2. Câu 5: Cho các kim loại sau: Fe, Na, K, Cu. Số kim loại tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm nào sau đây?2 A. IA. B. IIIA. C. IVA. D. IIA. Câu 7: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là A. Sr, K. B. Na, Be. C. Al, Mg. D. Ca, Mg. Câu 8: Nước cứng là nước có chứa nhiều cation A. Ca2+, Mg2+. B. Al3+, Fe3+. C. Cu2+, Ca2+. D. Na+, K+. Câu 9: Công thức của thạch cao sống là A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4. C. CaSO4.H2O. D. CuSO4. Câu 10: Hợp chất CaCO3 có tên gọi là A. canxi cacbonat. B. canxi cacbua. C. canxi đihiđroxit. D. canxi oxit. Câu 11: Thông thường khi bị gãy tay, chân người ta phải bó bột lại với A. CuSO4. B. CaSO4. C. CaSO4.H2O. D. NaCl. Câu 12: Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là A. NaCl. B. NaHSO4. C. Ca(OH)2 vừa đủ. D. HCl. Câu 13: Gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng? A. NO3-. B. SO42-. C. PO43-. D. ClO4-. Câu 14: Kim loại nhôm không phản ứng được với A. HCl. B. O2. C. HNO3 đặc nguội. D. Cu(NO3)2. Câu 15: Trong công nghiệp, nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là A. quặng boxit. B. quặng pirit. C. quặng đolomit. D. quặng sắt . Câu 16: Nhôm hiđroxit có công thức hóa học là A. AlCl3. B. Al(OH)3. C. Al2O3. D. Al(NO3)3. Câu 17: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Al. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al(NO3)3. Câu 18: Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp A. điện phân nóng chảy. B. nhiệt luyện. C. điện phân dung dịch. D. thủy luyện. Câu 19: Tính chất hóa học đặc trưng của nhôm là A ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: