Danh mục

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 957.27 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNHÔN TẬP GIỮA KỲ IINĂM HỌC 2023-2024 Môn Hóa học – Lớp 10 TÓM TẮT LÝ THUYẾT LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALSI. Liên kết hydrogen1. Khái niệm- Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với mộtnguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thườnglà F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.- Liên kết hydrogen thường được kí hiệu là dấu ba chấm (...), rải đều từ nguyên tử H đến nguyên tửtạo liên kết hydrogen với nó.- Ví dụ: Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước+ Trong phân tử nước nguyên tử O có độ âm điện lớn và còn hai cặp electron chưa tham gia liênkết.+ Lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H mang một phần điện tích dương (linh động) của phân tử H 2Onày với nguyên tử oxygen mang một phần điện tích âm của phân tử H2O khác, tạo thành liên kếthydrogen giữa các phân tử nước. Chú ý:Thứ tự tăng dần độ bền liên kết: Liên kết hydrogen < liên kết cộng hóa trị < liên kết ion.2. Vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lý của nước- So với các hợp chất có cấu trúc tương tự, các hợp chất có liên kết hydrogen đều có nhiệt độ sôicao hơn do tạo được liên kết hydrogen liên phân tử và tan tốt hơn trong nước do tạo được liên kếthydrogen với các phân tử nước.- Nước là một hợp chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với hợp chất cócùng cấu trúc phân tử nhưng không tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử với nhau.- Ngoài ra, nước còn là một dung môi tốt, không chỉ hòa tan được nhiều hợp chất ion mà còn hòatan được nhiều hợp chất có liên kết cộng hóa trị phân cực. Đặc biệt các hợp chất có thể tạo liên kếthydrogen với nước thường tan tốt trong nước.Ví dụ: Ammonia tan tốt trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước- Nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng. Đó là do nước đá có cấu trúc tinhthể phân tử với 4 phân tử H2O phân bố ở 4 đỉnh của hình tứ diện đều, bên trong là cấu trúc rỗng.Điều này giải thích tại sao nước đá nổi lên trên nước lỏng.II. Tương tác van der Waals1. Giới thiệu về tương tác van der Waals- Trong phân tử, các electron không ngừng chuyển động. Khi các electron di chuyển, tập trung vềmột phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các lưỡng cực tạm thời.- Các phân tử có lưỡng cực tạm thời cũng có thể làm các phân tử lân cận xuất hiện các lưỡng cựccảm ứng. Do đó, các phân tử có thể tập hợp tạo thành một mạng lưới với các tương tác lưỡng cựccảm ứng, được gọi là tương tác van der Waals.- Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiệncủa các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng.2. Ảnh hưởng của tương tác van der Waals đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất- Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.- Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng.Ví dụ: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử trong nhóm VIIIA, bán kính nguyêntử tăng đồng thời khối lượng nguyên tử tăng ⇒ Tương tác van der Waals tăng ⇒ Nhiệt độ nóngchảy và nhiệt độ sôi tăng. TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXY HÓA - KHỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNGI. Số oxi hóa1. Tìm hiểu về số oxi hóa- Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả địnhcặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.Ví dụ: Giả định nếu cặp electron chung trong hợp chất cộng hóa trị HCl lệch hẳn về phía nguyên tửCl khi đó có thể coi Cl nhận 1 electron và H nhường 1 electron.⇒ Cl mang điện tích -1 và H mang điện tích +1.⇒ Ta nói số oxi hóa của Cl là -1, của H là +1.- Cách biểu diễn số oxi hóa: Số oxi hóa được đặt ở phía trên kí hiệu nguyên tố. +1 −1 +2 −2Ví dụ: H Cl; Mg O2. Xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất Xác định số oxi hóa Số oxi hóa Đơn chất 0 Phân tử Tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0 Ion đơn nguyên tử Bằng điện tích của ion Ion đa nguyên tử Tổng số oxi hóa các nguyên tử bằng điện tích ion Kim loại trong hợp chất Hóa trị kim loại (mang dấu dương) Ion fluorine -1 Oxygen trong hợp chất (trừ OF2 và các -2 peroxide, superoxide) Hydrogen trong hợp chất (trừ các hydride) +1II. Phản ứng oxi hóa – khử- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chấtphản ứng hay phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.- Chất khử (hay chất bị oxi hóa) là chất nhường electron hay chất có số oxi hóa tăng lên sau phảnứng.- Chất oxi hóa (hay chất bị khử) là chất nhận electron hay chất có số oxi hóa giảm xuống sau phảnứng.- Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.- Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.- Trong phản ứng oxi hóa – khử luôn xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.Chú ý:+ Chất oxi hóa mạnh thường là các hợp chất chứa nguyên tử của các nguyên tố có số oxi hóa cao +7 +6(như Mn O4 ; Cr 2 O72 − ;  ...) hoặc đơn chất của các nguyên tố có độ âm điện lớn (như F2, O2, Cl2, −Br2, …)+ Chất khử mạnh thường là các hợp chất chứa nguyên tử của các nguyên tố có số oxi hóa thấp −2 −1 −1(như H 2 S ; Na H ; K I ;... .) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: