Danh mục

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 102.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luyện tập với Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3 giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi giữa học kì 2, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3 TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ II NHÓM SINH HỌC Môn: SINH HỌC Năm học 2023 – 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Dự kiến: Trắc nghiệm 100% ( 40 câu trắc nghiệm) - Thời lượng: 20% kiến thức học kỳ I, 80% kiến thức học kỳ II (tính đến thời điểm kiểm tra) II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết Bài 23. Ôn tập di truyền học. - Di truyền học quần thể + Tần số alen, tần số kiểu gen. + Đặc điểm di truyền của quần thể tự phối, quần thể ngẫu phối. - Ứng dụng di truyền học + Ưu thế lai. + Công nghệ TB thực vật, động vật. + Công nghệ gen. - Sinh thái học + Các loại môi trường sống. + Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái. + Khái niệm quần thể sinh vật; các mối quan hệ sinh thái trong quần thể. + Khái niệm quần xã sinh vật; đặc trưng cơ bản của quần xã; các mối quan hệ trong quần xã. + Khái niệm hệ sinh thái; vai trò các nhóm sinh vật trong HST. Bài 32. Nguồn gốc sự sống. - Kết quả của 3 giai đoạn quá trình hình thành sự sống. Bài 34. Sự phát sinh loài người. - Nguồn gốc động vật của loài người. - Một số dạng vượn người hoá thạch. Bài 37+38. Các đặc trưng cơ bản của QTSV. - Ý nghĩa sinh thái của các đặc trưng. - Đặc trưng mật độ, sự phân bố cá thể, kích thước quần thể, tăng trưởng quần thể. Bài 39. Biến động số lượng cá thể của QTSV. - Các dạng biến động. - Nguyên nhân biến động. 2. Một số dạng bài tập cần lưu ý. - Bài tập về di truyền học quần thể. 3. Đề minh họa I. Phần TNKQ.Câu 1: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzimphân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là: A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Hội sinh. D. Kí sinh.Câu 2: Diễn thế sinh thái là A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường. B. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. 1 C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môitrường.Câu 3: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranhsinh học dựa vào: A. Khống chế sinh học. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Cân bằng sinh học. D. Cân bằng quần thể.Câu 4: Tính đa dạng của quần xã biểu hiện ở A. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. D. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.Câu 5: Khoảng thuận lợi là A. khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịuđựng được. B. khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sốngtốt nhất. C. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật. D. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật.Câu 6: Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vàonhóm sinh vật nào? A. Sinh vật phân giải. B. Sinh vật sản xuất. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinhvật tiêu thụ bậc 1.Câu 7: Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên:(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.(2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.(3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.(5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế.Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.Câu 8: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể là? A. Các cơ chế cách li. B. Đột biến. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.Câu 9: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ? A. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu. B. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. C. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã. D. Do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.Câu 10: Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đâylà ví dụ về mối quan hệ A. hỗ trợ cùng loài. B. cạnh tranh cùng loài. C. hội sinh. D. hợp tác.Câu 11: Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng A. cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ. B. cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm. C. cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm. D. cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ.Câu 12: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năngcung cấp nguồn sống của môi trường. C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.Câu 13: Cho sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 3 loài sinh vật và một số nhận xét như sau: 2I- Loài 3 được xem là loà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: