Danh mục

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.82 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hãy tham khảo Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 - Trường THPT Tôn Thất Tùng để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi, ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng viết văn và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 - Trường THPT Tôn Thất TùngTrường THPT Tôn Thất TùngTổ ngữ vănĐề cương ôn tập học kì II – khối 10Năm học 2017 – 20181/ Phần đọc hiểu:- Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối, phóng đại, nói giảm…- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, điều hành (hành chính – công vụ) thuyếtminh, nghị luận.- Các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận- Phân biệt các loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ- Xác định các thể thơ (lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú đường luật, tứ tuyệt…)- Xác định các câu chủ đề, nội dung chính của đoạn văn (đoạn thơ)- Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng trình bày suy nghĩ (cảm nhận) về một vấn đề2/ Nghị luận xã hội: nghị luận về một tư tưởng đạo lý, đạo đức, phẩm chất.- Cần đáp ứng được những yêu cầu về kết cấu của một bài nghị luận là mở bài, thân bài, kết bài.-Trong phần thân bài cần nêu được những nội dung sau:+ Giải thích vấn đề+ Bình luận, mở rộng vấn đề+ Rút ra bài học cho bản thân3/ Nghị luận văn học: ôn tập 4 bài Bình Ngô đại Cáo – Nguyễn Trãi ( đoạn 1 và 2 ), Tình cảnh lẻloi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn, Trao duyên – Nguyễn Du ( đoạn 1 ), Chí khí anh hùng– Nguyễn DuHọc sinh cần nắm vững những nội dung sau:3/1. Bài Đại Cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi ( đoạn 1: Luận đề chính nghĩa + đoạn 2: tố cáo tốác của giặc Minh )a. Giới thiệu khái quát : tác giả, hoàn cảnh ra đờib. Nội dung :* Đoạn 1 : luận đề chính nghĩa- Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dânViệc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo→ Nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược- Khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời+ Cương vực lãnh thổ : núi sông, bờ cõi đã chia+ Phong tục tập quán+ Nền văn hiến lâu đời : truyền thống văn hóa và nhân tài- Sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc :+ Các triều đại : Triệu, Đinh, Lí, Trần+ Hào kiệt đời nào cũng có* Đoạn 2: tố cáo tội ác giặc Minh- Kể tội giặc Minh+ Âm mưu xâm lược, thôn tính nước ta từ lâu bọn chúng giả dối giương cờ nhân nghĩa nhưngthực chất cướp nước ta+ Chủ trương cai trị thâm độc: bóc lột, diệt sản xuất, tiêu diệt sự sống, khủng bố tàn sát dã man+ Tổng kết tội ác của giặc Minh: trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạchmùi→ Tội các chúng gây ra quá man rợ không thể xóa và rửa sạch. Lời văn gan ruột, đanh thép,chứng cứ thuyết phục.- Thái độ căm thù:+ Xem quân giặc là bầy dã thú không phải là con người: thằng há miệng, đứa nhe răng...+ Lên án tội ác trời không dung đất không tha, thần và người không chấp nhận: lẽ nào trời đấtdung tha / ai bảo thần dân chịu được.→ Lời tố cáo như bản tuyên ngôn nhân quyềnc. Nghệ thuật- Bút pháp anh hùng ca đậm chất sử thi- Giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động hoành trángd. Ý nghĩa văn bảnBản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùngcủa quân dân Đại Việt; bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khátvọng hòa bình3/2. Đoạn trích Trao Duyên ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )a. Giới thiệu khái quát : tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích- Trích từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều, mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Kiềub. Nội dungĐoạn 1 ( 18 câu đầu ) Thúy kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng- Kiều nhờ cậy Vân ( từ cậy, lạy, thưa) .Lời xưng hô như nài ép, phù hợp để nói vấn đè tế nhị “tình chị duyên em”- Kiêu nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim : thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ.- Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tha thiết tâm huyết ; trao kỉ vật lạidùng dằng, nửa trao, nửa níu – để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường nàyĐoạn 2 ( còn lại ) Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên- Dự cảm vể cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn Kiều, trong lời thoại Kiều hướng tới người yêuvới tất cả tình thương và mong nhớ- Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu: Từ giọng đau đớn chuyểnthành tiếng khóc, khóc cho mình khóc cho mối tình đầu trong sáng đẹp đẽ vừa mới chớm nở đãtan vỡc. Nghệ thuật:- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế,- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh độngd. Ý nghĩa văn bảnVẻ đẹp nhân cách Thúy kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đếnquên mình vì hạnh phúc của người thân3/3. Đoạn trích Chí khí anh hùng ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )a. Giới thiệu khái quát : tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích- Từ câu 2213 đến câu 2230: Từ Hải từ biệt Thúy Kiều ra đi lập sự nghiệp lớnb. Nội dung- 4 câu đầu : khát vọng lên đường+ Không gian: bốn phương, trời bể : rộng lớn phù hợp tầm vóc khát vọng lớn lao của Từ Hải+ Hành động: thoắt, động lòng bốn phương, thẳng rong: nhanh chóng, hiên ngang, ,mạnh mẽ+ Hành trang: thanh gươm, yên ngựa : sẵn sàng lên đường→ Khát khao được vẫy vùng, tung hoành 4 phương là 1 sức mạnh tự nhiên không g ...

Tài liệu được xem nhiều: