Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2022 - 2023)TRƢỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY Môn: ĐỊA LÍ – Khối: 12 TỔ SỬ - ĐỊANội dung 1: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộca) Đông dân: - 84 156 nghìn người (2006), 3 /ĐNA, 13/ TG. Thuận lợi: Nguồn LĐ dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Khó khăn: phát triển KT, giải quyết việc làm... b) Nhiều thành phần dân tộc - Có 54 dân tộc (dân tộc Kinh: 86,2%) Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc. Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc. - Ngoài ra còn có khoảng 4.0 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻa) Dân số còn tăng nhanh: tăng >1 triệu người/năm. (tương đương 1 tỉnh có dân số trung bình). - Tg % giảm, không đều qua các thời kì. Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 2002 -2005 là 1,32%.* Nguyên nhân:- Dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh sản lớn, tâm lí xã hội “thích con trai”. - Giai đoạn 1960-1990 bùng nổ dân số do: tỉ suất sinh giảm chậm trong khi tỉ suất tửgiảm nhanh.* Hậu quả của sự gia tăng dân số : tạo nên sức ép lớn về nhiều mặt (sức ép với sự phát triển kinhtế-xã hội , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống) b) Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi theo hướng già hóa.- Trong độ tuổi lao dộng chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người. Thuận lợi: Nguồn lao động đồi dào, năng động, sáng tạo. Khó khăn sắp xếp việc làm.3. Phân bố dân cư chưa hợp lí Mật độ DS 254ng/km2 (2006), phân bố chưa hợp lía, Biểu hiện- Giữa đồng bằng với miền núi + Đồng bằng tập trung 75% dân số, mật độ cao.(VD: Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2; Vùng Tây Bắc 69 người/km2) + Miền núi chỉ chiếm 25% dân số nhưng diện tích 75%- Giữa thành thị và nông thôn + Nông thôn chiếm 73,1% dân số, đang giảm tỉ trọng. + Thành thị chiếm tỉ trọng thấp, đang có xu hướng tăng* Nguyên nhân: + Điều kiện tự nhiên. + Lịch sử khai thác lãnh thổ + Trình độ phát triển KT-XH, chính sách...→ Gây khó khăn trong khai thác tài nguyên, sử dụng lao độngNội dung 2: Lao động và việc làm1. Nguồn lao động:- Nguồn lao động: 51,2% tổng số dân, mỗi năm tăng hơn 1triệu lao động a. Mặt mạnh: +Cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong các ngành sản xuất truyền thống +Rất dồi dào: 42,53 triệu người (51,2% DS-2005). +Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao (Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạotăng, đặc biệt có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH, sơ cấp) b. Mặt hạn chế: - Lao động có trình độ cao còn ít so với nhu cầu - Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nhiều.2/ Cơ cấu lao động: a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: - Tỷ lệ lao động khu vực nông-lâm-ngư cao nhất. - Xu hướng: + Giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nhưng chậm; + Tăng tỉ trọng CN-XD, DV nhưng còn chậm. Nguyên nhân: Thực hiện CNH-HĐHb) Cơ cấu lao động theo thành phần KT: - Tỷ lệ lao động thành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng (ít biến động-chậm) - Tỷ lệ lao động thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm. NN: Thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội và xu thế mở củahội nhập quốc tế c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: - Phần lớn ở nông thôn. - Tỷ lệ lao động thành thị tăng, nông thôn giảm. NN: Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa* Hạn chế:- Năng suất thấp, phần lớn có thu nhập thấp.- Chưa sử dụng hết thời gian lao động.3.Vấn đề việc làm và hướng giải quyết: a) Vấn đề việc làm : là một vấn đề KT-XH lớn- Việc làm đang là vấn đề KT-XH gay gắt ở nước ta hiện nay- Thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao. b) Hướng giải quyết việc làm : (SGK) - Kiềm chế tốc độ tăng dân số. - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động một cách hợp lí với những chính sách chuyển cư mộtcách phù hợp => để sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên.- Đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp, cách thức đào tạo.- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đưa xuất khẩu lao động thành chương trình lớn, mở rộng thịtrường xuất khẩu lao động với những chính sách hợp lí.Nội dung 3: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệpI. Ngành thuỷ sản1. Điều kiện phát triểna. Điều kiện thuận lợi- Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng thuộc Biển Đông. Đây là một vùngbiển nhiệt đới, nhiệt độ tương đối thích hợp với sự sinh trưởng phát triển của nhiều loài thuỷ hảisản.- Vùng biển nước ta có nguồn lợi thủy sản lớn:+ Trữ lượng hải sản nước ta khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9triệu tấn.+ Biển có 2000 loài cá (trong đó có 100 loài có giá trị kinh tế), hơn 100 loài tôm, nhiều loài cógiá trị xuất khẩu cao, hơn 600 loài rong biển.- Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vịnh vũng thuận lợi cho việc xây dựng các cảng cá. Đây là điềukiện thuận lợi để phát triển đánh bắt xa bờ và khai thác hợp lí tài nguyên biển.- Có nhiều ngư trường lớn- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho hoạt động nuôitrồng hải sản.-Trong đất liền có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôithả cá, tôm nước ngọt.Điều kiện kinh tế - xã hội- Nhân dân ta có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản .- Cơ sở vật chất - kĩ thuật đã được chú trọng phát triển :+ Các đội tàu được cơ giới hoá, với các phương tiện đánh bắt hiện đại. Cùng với đó, các dịch vụthuỷ sản, nguồn thức ăn công nghiệp phát triển.+ Các cảng cá, nhà máy chế biến thuỷ sản được nâng cấp, xây dựng mới.- Chính sách phát ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đề cương học kì 1 Đề cương học kì 1 lớp 12 Đề cương Địa lí lớp 12 Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Đặc điểm dân cư Việt Nam Cơ cấu lao động tại Việt Nam Ngành thuỷ sản tại Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II
5 trang 244 0 0 -
13 trang 192 0 0
-
Đề cương học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
15 trang 164 1 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Quyền, Đà Nẵng
34 trang 105 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
36 trang 64 0 0 -
Đề cương ôn tập học giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Hiền, TP. HCM
7 trang 52 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng
5 trang 51 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
12 trang 44 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
7 trang 43 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lê Lợi
30 trang 39 0 0