Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên HòaTrường THPT Yên Hòa ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC - HỌC KỲ I – LỚP 11 Tổ tự nhiên NĂM HỌC 2019 - 2020A – KIẾN THỨC CƠ BẢNCHƯƠNG I: ĐIỆN LI1. Nêu khái niệm, phân loại, ví dụ chất điện li?2. Phân loại, phương trình điện li của axit, bazo, hidroxit lưỡng tính theo Arreniut? Cho ví dụ? Kể tên axit mạnh,bazo mạnh, hidroxit lưỡng tính?3. Nêu công thức tính pH, pOH, mối quan hệ giữa pH và môi trường của dung dịch?4. Cho biết khoảng pH đổi màu của quì tím, phenolphtalein?5. Cách viết phương trình ion rút gọn? Cho ví dụ. Ý nghĩa của phương trình ion thu gọn?6. Điều kiện của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch? Lấy ví dụ?7. Khái niệm, phân loại muối và sự thủy phân của muối?CHƯƠNG II: NITƠ – PHOTPHO1. Cấu tạo phân tử, cấu hình electron, vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) của Nitơ và Photpho?Các số oxi hóa, hóa trị có thể có của Nitơ, Photpho?2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế, nhận biết các chất: N2, NH3, muối amoni, HNO3, muốinitrat.3. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế các chất: P, H3PO4, muối photphat.4. Khái niệm, phân loại, thành phần dinh dưỡng, ví dụ, phương pháp sản xuất các loại phân bón hóa học đã họcCHƯƠNG III: CACBON - SILIC1. Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử Cacbon, Silic (vị trí, số eletron lớp ngoài cùng); các số oxi hóa có thể có trongcác hợp chất của chúng.2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế các chất: C, CO, CO2, axit cacbonic, muối cacbonat.3. Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế các chất: Si, SiO2, H2SiO3, muối silicat.4. So sánh tính chất hóa học của CO và CO2. Viết phương trình hóa học minh họa?B – BÀI TẬPCHƯƠNG I: ĐIỆN LI1. Bài tập tự luậnCâu 1: Viết phương trình điện li (nếu có) của các chất sau: KCl, KClO3, BaSO4, Cu(OH)2, SO2, Cl2, H2S, Glixerol,CaCO3 , H3PO4, Glucozơ, CH4?Câu 2: Trường hợp nào sau đây dẫn điện: nước cất, nước biển, dung dịch KOH, KOH rắn, dung dịch glixerolC3H5(OH)3, dung dịch HCl trong nước, dung dịch HCl trong benzen?Câu 3: Cho biết màu của quì tím khi nhúng quỳ tím vào các dung dịch sau : HCl, NaOH, K2CO3, Na2S, Na3PO4,AlCl3, Fe(NO3)2, NH4Cl. Giải thích?Câu 4: So sánh giá trị pH của các dung dịch sau (cùng nồng độ mol) a) HCl, CH3COOH, H2SO4 b) NaOH, Na2CO3, Ba(OH)2Câu 5: Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các PTHH xảy ra (nếu có) sau? (1). Fe2(SO4)3 + KOH (6). CH3COONa + HCl (11). KHSO3 + HCl (2). Pb(NO3)2 + H2S (7). NH3 + HCl (12). CaCO3 + HCl (3). KNO3 + NaCl (8). Mg(OH)2 + H2SO4 (13). FeS + H2SO4 1 (4). BaCl2 + Na2SO4 (9). NaHCO3 + NaOH (14). NH4Cl + NaOH (5). AgNO3 + HCl (10). AlCl3 + NaOH (15). NaHSO4 + Na2CO3Câu 6: Viết phương trình hoá học dạng phân tử từ các phương trình ion rút gọn sau? (1). Ba2+ + SO42- → BaSO4 (4). HCO3- + OH- → (2). Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 (5). H+ + CO32- → H2O + CO2 (3). Zn(OH)2 + 2H+ → Zn2+ + 2H2O (6). H+ + S2- → H2S Câu 7: Nêu hiện tượng và giải thích? (1) Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 (2) Cho từ từ dung dịch KOH vào dung dịch ZnCl2 (3) Cho dung dịch NaOH tác dụng dung dịch Ca(HCO3)2 (4) Cho dung dịch NaHSO4 tác dụng dung dịch Ba(HCO3)2Câu 8: Chỉ dùng thêm quì tím, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch sau đựng riêng rẽ: Na2CO3, NaOH,NaCl, BaCl2, HCl?Câu 9:a. Tính khối lượng oleum H2SO4.3H2O cần hòa tan vào 1 lít nước để được dung dịch có pH = 1?b. Tính khối lượng BaO hòa tan vào 2 lit nước để được dung dịch có pH = 12?c. Tính thể tích nước cần thêm vào 10 ml dung dịch HCl 0,01M để được dung dịch có pH = 3?d. Dung dịch A có pH = 2. Dung dịch B có pH = 12. Tính tỉ lệ thể tích của dung dịch A và dung dịch B để khi trộnlẫn A và B thì được - dung dịch có pH = 7 - dung dịch có pH = 11Câu 10: Dung dịch A gồm HCl 0,01M, HNO3: 0,03M; H2SO4: 0,03M. Dung dịch B gồm NaOH 0,06M vàBa(OH)2: 0,02M.a. Tính pH của dung dịch A và dung dịch B?b. Trung hòa 1 lít dung dịch A cần V (lít) dung dịch B thu được dung dịch C và m gam kết tủa D. Lọc bỏ D, côcạn dung dịch C thu được a gam kết tủa. Tính V, m và a?c. Trộn lẫn 1 lít dung dịch A với 4 lit dung dịch B được dung dịch E. Tính pH của E?d. Trộn lẫn V1 lít dung dịch A với V2 lit dung dịch B được dung dịch có pH = 3. Tính tỉ lệ V1:V2?Câu 11: Cho dung dịch A gồm H+: 0,1 mol; Al3+: 0,1 mol và Cl-: x mol. Cho dung dịch B gồm 0,25 mol Na+; 0,1mol Ca2+ và c mol OH-. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đề cương HK1 Hóa 11 Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa học 11 Đề cương ôn tập Hóa học lớp 11 Đề cương ôn thi HK1 Hóa 11 Đề cương ôn thi Hóa 11 Đề cương Hóa học lớp 11 Ôn tập Hóa học 11 Ôn thi Hóa học 11 Bài tập Hóa học 11Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 trang 228 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội
6 trang 68 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
8 trang 58 0 0 -
Đề cương giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long
7 trang 53 0 0 -
Đề cương giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt
10 trang 48 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội
5 trang 42 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3
5 trang 37 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài
6 trang 35 0 0 -
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên
15 trang 30 0 0 -
Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
12 trang 30 0 0