Danh mục

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng

Số trang: 6      Loại file: docx      Dung lượng: 83.22 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI TỔ NGỮ VĂN- GDKTPL ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2024 – 2025A. GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH Bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kểB.CẤU TRÚC ĐỀ: - Hình thức: Tự luận - Gồm 02 phần : Đọc hiểu (6 câu) + Viết (Viết bài văn NLXH)C. NỘI DUNG ÔN TẬPI.ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 06 câu hỏi dạng tự luận, gồm 02 câu Biết, 03 câu Hiểu, 01 câu Vận dụng Nội dung câu hỏi trong phần đọc hiểu xoay quanh các yêu cầu cần đạt sau:1.Đối với văn bản nghị luận * Đọc hiểu nội dung- Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêubiểu, độc đáo trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ của chúng; đánh giá được mức độ phùhợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.- Biết tiếp nhận, đánh giá nội dung với tư duy phê phán; nhận biết được mục đích * Đọc hiểu hình thức- Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận (chẳng hạnchứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ) trong văn bản để đạtđược mục đích.- Phân tích được các biện pháp tu từ.- Nhận biết và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong vănbản nghị luận. * Liên hệ, so sánh, kết nốiBiết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.2.Đối với văn bản văn học (Truyện có yếu tố kì ảo) * Đọc hiểu nội dung- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quanhệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; đánh giá được vai trò của những chitiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đếnngười đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích sự phù hợp giữa chủđề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong văn bản.- Phân tích và đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm; pháthiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản. * Đọc hiểu hình thức-Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì như: đề tài, nhân vật,ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật,...; đánh giá vai trò của yếu tố kỳ ảo trong truyện truyềnkỳ, liên hệ với vai trò của yếu tố này trong truyện cổ dân gian.- Phân tích được các biện pháp tu từ(ôn tập thêm phần này) * Liên hệ, so sánh, kết nối -Nhậnbiếtvàphântíchđượcquanđiểmcủangườiviếtvềlịchsử,vănhoá,được thểhiệntrong vănbản.-Vậndụngđượckinhnghiệmđọc,trảinghiệmvềcuộcsốngvàkiếnthứcvănhọcđểđánhgiá, phêbìnhvănbảnvănhọc,thểhiệnđượccảm xúc,suynghĩcủacánhânvềvănbản văn học.-Phântíchvàđánhgiáđượckhảnăngtácđộngcủatácphẩm vănhọcđốivớingười đọc vàtiến bộ xã hội.- Biết đặttácphẩmtrongbốicảnh sángtác vàbối cảnhhiệntạiđểcóđánh giá phùhợp.II. VIẾT (4,0điểm) Ôn tập các dạng bài Viết ở Bài học 3, 4 1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ. 2. Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học. (*) Trong đó trọng tâm ôn tập dạng bài viết ở Bài 3 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ Mở bài Giới thiệu vấn đề liên quan đến tuổi trẻ, nêu quan điểm của người viết về vấn đề đó. Thân bài - Giải thích từ ngữ, khái niệm để làm rõ bản chất vấn đề cần bàn luận. - Trình bày các khía cạnh của vấn đề (Vì sao vấn đề này thiết yếu đối với tuổi trẻ? Vấn đề gợi cho tuổi trẻ những suy nghĩ và hành động như thế nào? Cần có những điều kiện gì để tuổi trẻ thực hiện yêu cầu mà vấn đề nêu ra?). Với từng luận điểm, cần dùng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để lập luận nhằm tạo nên sức thuyết phục của bài viết. - Bình luận về sự đúng đắn, thiết thực của vấn đề, bác bỏ ý kiến trái ngược để củng cố quan điểm của mình. - Định hướng hành động của bản thân sau khi nhận thức về vấn đề. Kết bài Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề, liên hệ với đời sống thực tại, rút ra bài học cho bản thânD. ĐỀ MINH HỌA: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: TRÁI TIM HỔNgày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên Pùa. Sắc đẹp của nàng khắp các mường không aibì kịp, da trắng như trứng gà bóc tóc mượt và dài, môi như son đỏ. Chỉ khổ một nỗi làPùa bị liệt hai chân, suốt năm suốt tháng nằm một chỗ.[…]Mùa xuân ở Hua Tát đầy ấp tiếng khèn bè. Tiếng khèn quấn quýt chân sàn, chânquản (sàn ở rể) nhà các cô gái. Cỏ dưới chân các cầu thang không mọc được. Ở đấyphẳng lỳ một lớp đất bạc.Sàn nhà Pùa không có những tiếng khèn bè. Không ai đi lấycô gái liệt cả hai chân làm vợ. Đàn ông thương xót, đến cả trẻ con cũng thương xótPùa. Người ta cúng ma, tìm thuốc cho Pùa. Vô hiệu, đôi chân của nàng vẫn không nhúcnhích.Năm ấy, Hua Tát sống trong mùa đông khủng khiếp. Trời trở chứng, cây cối khô héo vìsương muối, nước đóng thành băng. Mùa đông ấy, trong rừng Hua Tát xuất hiện mộtcon hổ dữ. Hổ rình rập suốt ngày đêm quanh bản. Bản hoang vắng hẳn, không ai dámra nương ra rẫy. Buổi tối, chân các cầu thang được rấp rào gai kỹ lưỡng, các cửa nhàđóng chặt. Sáng sáng, thấy vết chân hổ vòng quanh từng ngôi nhà một. Cả bản sốngtrong nơm nớp lo âu.Người ta đồn con hổ có trái tim khác thường, trái tim nó chỉ bằng hòn sỏi và trong suốt.Trái tim ấy là bùa hộ mệnh, cũng là vị thuốc thần. Ai có trái tim ấy sẽ được may mắn,giàu sang suốt cả cuộc đời. Trái tim ấy nếu đem ngâm rượu sẽ chữa được mọi thứ bệnhhiểm nghèo. Liệt chân như Pùa, uống thứ thuốc ấy cũng sẽ khỏi được.[…]Có rất nhiều người đi săn con hổ. Có người Thái, người Kinh, người Mông…Người thì muốn săn hổ để lấy trái tim làm bùa hộ mệnh, người ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: