Danh mục

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.48 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng TàuTrường THCS Lương Thế Vinh ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 – HỌC KÌ I Năm học 2024 – 2025A/ PHẠM VI KIẾN THỨC, CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA.I. Kiến thức trọng tâm:1. Đọc hiểu văn bản: - Đặc điểm thể loại tùy bút: thể loại, phương thức biểu đạt chính; thông điệp của vănbản, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động chỉ rađược mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó, nhận biết được vaitrò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. Nêu được nhữngtrải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn cácý tưởng hay vấn đề trongvăn bản.2. Tiếng việt:- Ngôn ngữ của các vùng miền.- Thuật ngữ3. Viết: Viết được văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hayhoạt động.* Ngữ liệu lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản đượchọc trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trich/ văn bản hoàn chỉnh, phảicó nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc.II. Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức kiểm tra: tự luận. - Số câu: 6 ( Đọc hiểu: 5 câu, viết: 1 câu). - Số điểm: 10 - Thời gian làm bài: 90 phút.1. Đọc - hiểu: 5.0 điểm (Văn bản 4.0 đ; tiếng Việt 1.0 đ)- Tùy bút, Văn bản thông tin (Chọn ngữ liệu ngoài SGK)+ Nhận diện thể loại, phương thức biểu đạt chinh của tùy bút. 1 | NV7_Tổ Ngữ vănTrường THCS Lương Thế Vinh+ Nêu thông điệp của văn bản, ý nghĩa của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viếtthể hiện qua văn bản.+ Cảm nhận về một chi tiết đặc sắc, cái tôi trong văn bản tùy bút.+ Nhận diện đặc điểm của thể loại văn bản thông tin: Thể loại, thông tin văn bản cungcấp cho người đọc, những ưu điểm và ý nghĩa của văn bản thông tin.+ Nêu cảm nhận về chi tiết đặc sắc, cái tôi trong văn bản tùy bút.- Tiếng Việt: Nhận diện từ ngữ địa phương trong ngữ cảnh cụ thể; nêu tác dụng của việcsử dụng từ địa phương trong ngữ cảnh; đặc điểm, chức năng của thuật ngữ,2. Vận dụng thấp: 1.0 điểm - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu hơn ý tưởng hoặc vấn đề đặt ra trong tùy bút, văn bản thông tin (Bài học rút ra sau khi tìm hiểu văn bản) 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm Viết được văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạtđộng.B. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG ÔN TẬP CỤ THỂ.I. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1/ Tùy bút:a) Chủ điểm: Quà tặng của thiên nhiên.b) Thể loại: Tùy bút (PTBĐ chính : biểu cảm)c) Tri thức thể loại. * Khái niệm:- Tùy bút: là một thể trong kí, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc màngười viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩcủa tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống. * Đặc điểm: ( 3 đặc điểm )- Chất trữ tình trong tuỳ bút: là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹpcủa thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mĩ cho người đọc.- Cái tôi trong tuỳ bút: là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản.Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất. 2 | NV7_Tổ Ngữ vănTrường THCS Lương Thế Vinh+ Ngôn ngữ tuỳ bút: thường tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnhvà chất trữ tình.d) Các văn bản đã học:- Tuỳ bút : Cốm Vòng (Vũ Bằng) 2/ Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệa) Chủ điểm: Từng bước hoàn thiện bản thânb) Thể loại: Văn bản thông tin (PTBĐ chính : Thuyết minh)c) Tri thức thể loại.* Khái niệm:- Giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là một trong các kiểuvăn bản thông tin. Trò chơi được giới thiệu có thể là trò chơi truyền thống hay hiện đạihay hoạt động sinh hoạt, lao động và học tập…- Các văn bản này thường có bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiệnngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.* Đặc điểm:- Thông tin cơ bản là thông tin chính, quan trọng toát ra từ toàn bộ văn bản.- Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thôngtin chính. Thông tin cơ bản thường được tóm lược khái quát trong nhan đề, Sa-pô. Thôngtin chi tiết thường được triển khai qua các đề mục hoặc các phần, các đoạn trong văn bảnbao gồm cả chi tiết biểu đạt ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ. Khái niệm chi tiết được hiểu linhhoạt theo nhiều cấp độ có thể sơ đồ hóa như sau:[Thông tin cơ bản→Thông tin chi tiết bậc 1→Thông tin chi tiết bậc 2→…]- Cước chú là lời giải thích liên quan đến từ ngữ, chi tiết, nguồn trích dẫn… được dùngtrong từng tang văn bản và được đặt ở chân trang.- Tài liệu tham khảo là danh mục các tài liệu được tác giả văn bản trích dẫn, tham khảovà được trình bày theo một quy cách nhất định.II. TIẾNG VIỆT1/ Từ địa phương (Ngôn ngữ các vùng miền)1.1 Khái niệm: Từ địa phương là những từ ngữ được sử dụng ở một hoặc một vài địaphương (khu vực, vùng miền) nhất định. 3 | NV7_Tổ Ngữ vănTrường THCS Lương Thế VinhVí dụ:+Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời),...+Từ địa phương Trung Bộ: mạ (mẹ), mô (chỗ nào), tê (kia), răng (sao,thế nào), rứa(thế),...+Từ địa phương Nam Bộ: má (mẹ), ba , tia (bố) , heo (lợn), thơm (dứa), chén (bát), té(ngã),...1.2 Cách nhận biết.- Dựa vào đặc điểm cách phát âm :VD: Từ “ bún”: miền Bắc và miền Trung phát âm là “bún”, miền Nam phát âm là “búng”. Từ “mở” miền Bắc phát âm là “mở”, miền Trung phát âm “mỡ”…-Sự khác biệt về từ vựng :VD: cái bát (miền Bắc) = cái đọi (miền Trung) = cái chén (miền Nam)1.3. Tác dụng.- Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền góp phần làm tiếng Việt thêm phong phú.- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: