Danh mục

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Long Toàn, Bà Rịa - Vũng Tàu

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Long Toàn, Bà Rịa - Vũng Tàu” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề cương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Long Toàn, Bà Rịa - Vũng Tàu1 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ I Năm học 2024-2025 PHẦN I. NỘI DUNG, ĐỊNH HƯỚNG ÔN VÀ CẤU TRÚC ĐỀ: I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: 1.1. Văn bản văn học: Thể loại thơ: - Thể thơ. Tác giả, tác phẩm. - Các yếu tố thể hiện đặc điểm thể loại thơ: + Ngôn ngữ thơ (vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ - xác định, nêu ý nghĩa/tác dụng của chúng trong văn bản/ khổ-đoạn/ các khổ-đoạn). + Yếu tố miêu tả, tự sự và vai trò của chúng (khi kết hợp với biểu cảm). + Cảm hứng chủ đạo của bài thơ. + Những văn bản ở “Bài 1” (SGK Ngữ văn 9, sách Chân trời sáng tạo) có cùng thể loại. - Xác định chủ đề, thông điệp. 1.2. Văn bản nghị luận: - Mục đích. - Các dạng văn nghị luận. - Các yếu tố đặc điểm văn nghị luận và mối quan hệ giữa chúng được thể hiện qua văn bản (đoạn trích) cụ thể: luận đề; luận điểm; lý lẽ; bằng chứng; cách trình bày vấn đề khách quan; cách trình bày vấn đề chủ quan. + Những văn bản ở “Bài 2” (SGK Ngữ văn 9, sách Chân trời sáng tạo) cùng thể loại. 2. Tiếng Việt: - Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, đảo ngữ, chơi chữ. - Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. 3. Viết: Viết đoạn văn nghị luận phân tích một khía cạnh về nội dung chủ đề hoặc những (hai) nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học (truyện hiện đại). II. Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc - hiểu: 6.0 điểm - Văn bản thuộc thể loại thơ, văn bản (đoạn trích) nghị luận (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) - Tiếng Việt: Biện pháp tu từ; Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. + Thể loại. + Tìm văn bản (tác giả) cùng thể loại, cùng chủ điểm. + Nhận diện thể thơ; ngôn ngữ thơ; yếu tố miêu tả, tự sự và tác dụng của chúng; cảm hứng chủ đạo; tình cảm, cảm xúc của người viết; chủ đề; thông điệp.2 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn + Nhận diện dạng nghị luận; luận đề; luận điểm; lý lẽ; bằng chứng; cách trình bày vấn đề khách quan; cách trình bày vấn đề chủ quan và mối quan hệ (vai trò/tác dụng) giữa chúng. + Liên hệ được nội dung trong văn bản với đời sống thực tiễn. Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. + Biện pháp tu từ: xác định, nêu tác dụng, đặt câu. + Phân biệt (cách) dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp; xác định lời dẫn, cách dẫn trong ngữ liệu và nêu tác dụng của lời dẫn; viết câu văn dùng cách dẫn trực tiếp; chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp. 2. Viết: 4.0 điểm Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 300 – 400 chữ) phân tích một khía cạnh về nội dung chủ đề hoặc phân tích những (hai) nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học (truyện hiện đại). * Lưu ý: - Ngữ liệu (truyện hiện đại) chọn ngoài SGK. PHẦN II. BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1. Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Con bị thương, nằm lại một mùa mưa Những lúc hiếm hoi, mưa tạnh, trời trăng, Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ Mẹ hể hả ngắm con hồng sắc mặt Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ, Con ra ngõ, núi chập chùng xanh ngắt Gió từng hồi trên mái lá ùa qua. Lại tần ngần nói với mẹ ngày đi. Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà Mẹ cười xoà, nước mắt ứa trên mi: Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp - “Đi đánh Mỹ, khi nào tau có giữ! Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt, Súng đạn đó, ba lô còn treo đó, Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao... Bộ mi chừ đeo đã vững hay chăng?” Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào ...Ôi mẹ già trên bản vắng xa xăm Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế Con đã đi rồi, mấy khi trở lại? Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế Dằng dặc Trường Sơn những mùa gió trái Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà. Những mùa mưa bạc trắng cả cây rừng! Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn, Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả, Cũng đất nước, phơ phơ đầu tóc mẹ... Con nói mớ những núi rừng xa lạ Từng giọt máu trong người con đập khẽ, Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê! Máu bây giờ đâu có của riêng con? (Mẹ, Bằng Việt, 1972) “Ông mất lâu rồi...” – Mẹ kể con nghe Những chuyện làm ăn, những phen luân lạc, Mắt nhoà đục và mái đầu tóc bạc Cả cuộc đời chèo chống bấy nhiêu năm... Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 9 tập 1, sách Chân trời sáng tạo, cùng thể loại với văn bản trên.3 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn Câu 2. Xác định gieo vần, ngắt nhịp của đoạn thơ đầu. Câu 3. Cảm xúc của người viết được thể hiện như thế nào qua yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn thơ sau? “Ông mất lâu rồi...” – Mẹ kể con nghe Những chuyện làm ăn, những phen luân lạc, Mắt nhoà đục và mái đầu tóc bạc Cả cuộc đời chèo chống bấy nhiêu năm... Câu 4. Phân tích ngắn gọn tác dụng biện pháp tu từ ở đoạn thơ in đậm? Câu 5. Nêu cảm hứng chủ đạo và thông điệp của bài thơ. Câu 6. Từ hình ảnh “mẹ” ở văn bản trên, gợi em liên tưởng đến những ai trong cuộc sống của chúng ta, và cho biết thái độ, suy nghĩ, hành động của em dành cho họ? Bài 2. Đọc kỹ đoạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: