Danh mục

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1 SINH HỌC 11 (2018 – 2019) BÀI 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM BÀI 12: Hô hấp ở thực vật BÀI 15-16: Tiêu hoá ở động vật BÀI 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo) BÀI 17: Hô hấp ở động vật BÀI 18: Tuần hoàn máu BÀI 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) BÀI 20: Cân bằng nội môi BÀI 23: Hướng động BÀI 24: Ứng động BÀI 26 : Cảm ứng ở động vật BÀI 27: Cảm ứng ở động vật (tt) A. TÓM TẮT LI THUYẾT SINH 11 HK1 2018 – 2019 BÀI 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM Quá trình quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM chỉ khác nhau ở pha tối.I. THỰC VẬT C3: 1. Pha sáng: - Là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. - Pha sáng diễn ra ở tilacoit khi có chiếu sáng. - Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước, O2 được giải phóng là oxi của nước. 2H2O à 4 H+ + 4 e- + O2 - ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ. 2. Pha tối: - Diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp. - Pha tối ở thực vật C3 chỉ có chu trình Canvin: - Thực vật C3 phân bố mọi nơi trên trái đất (gồm các loài rêu à cây gỗ trong rừng). Chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn: * Giai đoạn cố định CO2. * Giai đoạn khử APG(axit phosphoglixeric) à AlPG (aldehit phosphoglixeric) à tổng hợp nên C6 H12 O6 à tinh bột, axit amin … * Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat).II. THỰC VẬT C4 : - Gồm 1 số loài sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, ngô, cao lương … - Thực vật C4 sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài, nhiệt độ, ánh sáng cao à tiến hành quang hợp theo chu trình C4 . ÔntậpSinhhọc11HK12018–2019.THPTTháiPhiên Ð1 Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 : - Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bảo hòa ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp à thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 - Chu trình C4 gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu theo chu trình C4 diễn ra ở lục lạp của tế bào nhu mô lá, giai đoạn 2 theo chu trình Canvin diễn ra trong lục lạp của tế bào bao bó mạch.III. THỰC VẬT CAM: - Gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc khô hạn như: xương rồng, dứa, thanh long … - Để tránh mất nước, khí khổng các loài này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm à cố định CO2 theo con đường CAM. - Chu trình CAM gần giống với chu trình C4, điểm khác biệt là về thời gian: cả 2 giai đoạn của chu trình C4 đều diễn ra ban ngày ; còn chu trình CAM thì giai đoạn đầu cố định CO2 được thực hiện vào ban đêm khi khí khổng mở và còn giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin thực hiện vào ban ngày khi khí khổng đóng. BÀI 12: Hô hấp ở thực vật I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT: 1. Định nghĩa: - Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó các phân tử carbonhidrat bị phân giải thành CO2 và nước, đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP. 2. Phương trình tổng quát: C6H12O6 + 6O2 à 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP) 3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật: - Năng lượng được thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể. - Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng để:vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào … II. CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT: 1. Phân giải kị khí (đường phân và lên men): Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi. Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình: * Đường phân là quá trình phân giải glucozơ à axit piruvic và 2 ATP. * Lên men là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic. 2. Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí): - Xảy ra mạnh tron ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: