![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI Họ tên: MÔN: VẬT LÝ 7 Lớp: 7/ NĂM HỌC: 2021 - 2022 PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?− Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.− Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho ví dụ.− Nguồn sáng: là những vật tự nó phát ra ánh sáng. (Ví dụ: Mặt Trời, đom đóm, ngọn nến đang cháy, đèn pin đang bật,…)− Vật sáng: gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. (Ví dụ: Mặt Trăng, Trái Đất, ngôi sao, Mặt Trời, đom đóm, bàn ghế, bóng đèn,...) Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. (Lưu ý: vận tốc ánh sáng truyền trong môi trường không khí là 300 000 000 m/s) Câu 4: Tia sáng là gì? Chùm sáng là gì? Kể tên, vẽ hình và nêu đặc điểm của các loại chùm sáng đã học.− Tia sáng: là đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có dấu mũi tên chỉ hướng. Ví dụ: Tia sáng AB− Chùm sáng: gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng: Chùm sáng Chùm sáng song song Chùm sáng hội tụ Chùm sáng phân kỳ Hình vẽ Gồm các tia sáng không Gồm các tia sáng giao Gồm các tia sáng loe rộng Đặc điểm giao nhau trên đường nhau trên đường truyền ra trên đường truyền của truyền của chúng. của chúng. chúng. Trang 1 Câu 5: Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối?− Bóng tối: nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.− Bóng nửa tối: nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. Câu 6: Nhật thực toàn phần, nhật thực một phần quan sát được ở nơi nào trên Trái Đất? Nguyệt thực xảy ra khi nào? Nhật thực, nguyệt thực xảy ra vào ban ngày hay ban đêm? Khi đó, vị trí các thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất được sắp xếp như thế nào?− Nhật thực toàn phần: quan sát được ở chỗ có bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất.− Nhật thực một phần: quan sát được ở chỗ có bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất. (Nhật thực xảy ra vào ban ngày, khi đó các thiên thể xếp thẳng hàng với nhau theo thứ tự: Mặt Trời → Mặt Trăng → Trái Đất.)− Nguyệt thực: xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, không được Mặt Trời chiếu sáng. (Nguyệt thực xảy ra vào ban đêm, khi đó các thiên thể xếp thẳng hàng với nhau theo thứ tự: Mặt Trời → Trái Đất → Mặt Trăng.) Câu 7: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.− Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.− Góc phản xạ bằng góc tới. ( i’ = i ) Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.− Là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).− Độ lớn của ảnh bằng với độ lớn của vật.− Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng với khoảng cách từ vật đến gương. Câu 9: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi có đặc điểm gì? Nêu một số ứng dụng của gương cầu lồi trong đời sống.− Ảnh tạo bởi gương cầu lồi: là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn) và nhỏ hơn vật.− Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi: rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.− Ứng dụng: đặt gương cầu lồi ở các quãng đường đèo, làm kính chiếu hậu của xe máy, ôtô,... Câu 10: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm. Nêu đặc điểm về sự phản xạ của ánh sáng trên gương cầu lõm và một số ứng dụng của gương cầu lõm trong thực tế.− Ảnh tạo bởi gương cầu lõm: là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn) và lớn hơn vật (với điều kiện vật đặt sát gương).− Sự phản xạ của ánh sáng trên gương cầu lõm: gương cầu lõm có tác dụng: ▪ Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. (Ứng dụng: làm thiết bị thu năng lượng mặt trời, đèn chiếu sáng dùng trong nha khoa,...) ▪ Biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. (Ứng dụng: làm pha đèn pin, đèn xe máy, đèn ôtô,...) Trang 2 Câu 11: Nguồn âm là gì? Cho ví dụ. Nguồn âm có đặc điểm gì?− Nguồn âm: là những vật phát ra âm. (Ví dụ: con chim đang hót, ca sĩ đang hát, ti vi đang bật, trống đang đánh, đàn đang gảy,…)− Đặc điểm: các vật phát ra âm đều dao động. Câu 12: Tần số là gì? Nêu đơn vị và công thức tính tần số? Siêu âm là gì? Hạ âm là gì? Tai người nghe được âm trong khoảng tần số nào?− Tần số: là số dao động vật thực hiện được trong một giây. ▪ Đơn vị: là Héc (Kí hiệu là Hz). ▪ Công ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đề cương học kì 1 Đề cương học kì 1 lớp 7 Đề cương học kì 1 môn Vật lý Đề cương Vật lý lớp 7 Ôn tập Vật lý lớp 7 Khái niệm nguồn sáng Định luật truyền thẳng của ánh sángTài liệu liên quan:
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II
5 trang 246 0 0 -
Đề cương học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh
15 trang 176 1 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
7 trang 109 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
36 trang 66 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
5 trang 55 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
27 trang 52 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
7 trang 52 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
12 trang 50 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
6 trang 46 0 0 -
Giáo trình Quang học: Phần 1 - TS. Nguyễn Bá Đức
72 trang 45 0 0